Tiểu thị dân và vỉa hè

07/04/2016 00:15 GMT+7

Họ đi về đâu? Đó là câu hỏi vẫn trở đi trở lại trong tôi khi nhìn những con đường đã quang hẳn, và nghĩ về những người bán sâm lạnh, nước mía, xe đẩy xoài cóc ổi, gánh chè của chị bên đường… giữa trưa nắng cháy.

Họ đi về đâu? Đó là câu hỏi vẫn trở đi trở lại trong tôi khi nhìn những con đường đã quang hẳn, và nghĩ về những người bán sâm lạnh, nước mía, xe đẩy xoài cóc ổi, gánh chè của chị bên đường… giữa trưa nắng cháy.

Lực lượng chức năng 'hốt hàng' của người bán rong trên vỉa hè  - Ảnh: Công NguyênLực lượng chức năng 'hốt hàng' của người bán rong trên vỉa hè - Ảnh: Công Nguyên
Vỉa hè của thành phố hơn 10 triệu dân này là nơi kiếm sống của biết bao người. Họ là dân nhập cư, cũng như tôi và bạn. Nhưng họ phải nhào ra đường, bất kể mưa nắng, để sinh nhai, nuôi con ăn học, lo cho mẹ già ở quê đau bệnh… Là con đường sống, và bởi vì họ buộc phải sống!
1.Khẳng định ngay một điều: không ai chối cãi một chủ trương rất đúng của lãnh đạo thành phố là dọn dẹp lòng lề đường. Trả lại vỉa hè cho người đi bộ, cho sự thoáng đãng. Để ngày ngày, trên vỉa hè buổi sáng đi tập thể dục, bạn và tôi không còn bị cản trở. Để trên con đường đi làm, bớt bị kẹt xe…
Xóa bỏ những cảnh bất công khi dọn dẹp vỉa hè, sắp xếp như thế nào cho người buôn bán nhỏ có điều kiện mưu sinh, quan tâm đến tận cái gốc của vấn đề là công ăn việc làm của họ, đó là cách làm sẽ nhận được sự đồng thuận. 
Nhưng, liệu có công bằng không, khi chiếc xe bán mấy thứ lặt vặt di động, gánh hàng rong của mấy chị bị đá đổ, bị hốt đi một cách thô bạo, trong khi những nhà hàng, những quán nhậu vô tư để xe tràn ra đường?
Sáng nay, tôi nghe một câu chuyện từ cô em có một cửa hàng giày dép. Đó là 3 cửa hàng liền nhau. Cách đây mấy ngày, có xe dọn dẹp trật tự chạy qua, cô bị hốt đi một chiếc bảng hiệu nhỏ, làm bằng tôn mỏng. Chủ của cửa hàng gạo bên cạnh cũng vậy. Cô em chạy theo xin lại, một chú nói: lên phường giải quyết. Nhưng trước đó, họ đã kịp phạt 150 ngàn đồng. Cô em nói: Phạt rồi thì cho bảng lại chứ. Rốt cuộc sau một hồi, họ cũng cho bảng lại, nhưng không hề đưa biên lai số tiền đã phạt. Chủ tiệm gạo bên cạnh cũng y như vậy. Không biết số tiền 300 ngàn phạt của 2 tiệm này sẽ đi về đâu? Còn tiệm thứ 3, cũng có một chiếc bảng nhỏ y hệt, thì được lờ đi, không thu, không phạt? Ông chủ tiệm gạo uất quá, vì bị phạt trong một tháng qua 600 ngàn đồng, cứ chửi vung lên, vì thấy tiệm bên cạnh êm ru, chủ tiệm lại còn nhởn nhơ cười với mấy chú dọn trật tự.
Trả tiền xe, ông bảo vệ nói: “Cho năm chục!”. Tôi ngớ người thì được giải thích: “Gửi qua đêm hai chục, ba chục là tiền trả thằng ba gác”. Nghĩ, vì sự an toàn, trả năm chục bạc sá gì, tôi vui vẻ móc hầu bao, nhưng khi chạy về cơ quan, nghĩ câu chuyện sao thấy kỳ quái (!)
... Nhưng lại 'cho phép' các quán xá chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh và để xe máy, ô tô
-  Ảnh: Công Nguyên

3. Chị người Quảng Bình, chồng mất sớm, vào đây “mua” một khúc nhỏ vỉa hè, bán hột vịt lộn và mấy thứ sò huyết, mực nướng cho sinh viên, dân lao động buổi chiều ghé qua lót dạ. 3 đứa con, ngoài cô chị cả đi làm công nhân công ty giày da có chút thu nhập tự lo trang trải cho mình, còn 2 đứa sau đang học đại học, đều nhờ vào cái xe nghêu, sò, ốc, hột vịt của chị. Khi có chỉ thị dọn dẹp vỉa hè, không biết còn bán được không, chị mếu máo với tôi: “Chỉ mong người bán khúc vỉa hè ni “binh” được, mẹ con tui mới ổn chú à. Không có tiền đóng học phí cho con, tui quỵ mất”…
Mới có chuyện, sau mỗi đợt ra quân dọn dẹp vỉa hè, trụ sở phường nào cũng đông. Họ đến xin lại cái tủ thuốc, bộ bàn ghế nhựa, cái dù che nắng… và tất nhiên phải xùy tiền ra mới mong được đem về, tiếp tục vòng quay mưu sinh vỉa hè.
Phải tận dụng sự linh hoạt, năng động của một thành phố, trong đó gìn giữ được văn hóa vỉa hè, để tầng lớp tiểu thị dân góp phần cho sự phát triển của thành phố, cũng là một vấn đề rất đáng lưu tâm!
4. Tháng 7. 2008, tôi có một lần tiếp chuyện với ông Thomas Wright - Giám đốc điều hành Hội quy hoạch khu vực (RPA) Hoa Kỳ, là người từng chỉ đạo phác thảo kế hoạch dài hạn cho một số thành phố ở Mỹ, đặc biệt tham gia xác định địa điểm xây dựng và tái thiết Trung tâm Thương mại Thế giới sau biến cố 11.9.
Thomas Wright, lần đầu tiên đến TP HCM, đã có nhận định như sau: “Lý thuyết phát triển kinh tế của chúng tôi căn cứ trên 3 điểm cơ bản: đất đai, lực lượng lao động và vốn đầu tư. Tôi thấy TP HCM hội đủ các điểm cơ bản này. Đặc biệt, có nhiều yếu tố đặc thù như sinh hoạt vỉa hè, rất nhiều quán ăn, có nhiều khu vực cộng đồng cư dân nhỏ rất năng động và khao khát phát triển. Vì vậy, phải biết tận dụng tối đa các yếu tố đặc thù này, tất nhiên là phải có tầm nhìn và sự sắp xếp khoa học”. Và Thomas Wright cho biết thêm, vợ ông là bà Cameron Maning khá thích thú với “mô hình” hàng rong vỉa hè của TP HCM!
Có thể hiểu, với kiến thức vốn là một cử nhân sử học, những ý kiến của Thomas Wright là phải tận dụng sự linh hoạt, năng động của một thành phố, trong đó gìn giữ được văn hóa vỉa hè, để tầng lớp tiểu thị dân góp phần cho sự phát triển của thành phố, cũng là một vấn đề rất đáng lưu tâm!
Vì vậy thiển nghĩ, xóa bỏ những cảnh bất công khi dọn dẹp vỉa hè, sắp xếp như thế nào cho người buôn bán nhỏ có điều kiện mưu sinh, quan tâm đến tận cái gốc của vấn đề là công ăn việc làm của họ, đó là cách làm sẽ nhận được sự đồng thuận. Còn nếu không, thì sẽ chẳng bao giờ dọn dẹp nổi, bởi chắc chắn sẽ có nhiều cuộc dịch chuyển dân cư lớn, tạo áp lực lên vỉa hè TP HCM từ dân cư các tỉnh ĐBSCL hoặc Tây Nguyên và nhiều vùng miền khác, khi người dân không còn phương kế sinh nhai. Bởi họ đã, đang và sẽ tiếp tục đối diện với hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng trong từng ngày từng giờ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.