Thư ngỏ gửi hai bộ trưởng nắm “hầu bao” quốc gia

02/11/2015 13:59 GMT+7

Sau một nhiệm kì Quốc hội, mức nợ công dự kiến tăng 6,3% không thể xem là điều bình thường.

Sau một nhiệm kì Quốc hội, mức nợ công dự kiến tăng 6,3% không thể xem là điều bình thường. 

Nợ công của Việt Nam đã chạm tới mức giới hạn - Ảnh: Diệp Đức MinhNợ công của Việt Nam đã chạm tới mức giới hạn - Ảnh: Diệp Đức Minh
Báo cáo của các cơ quan có trách nhiệm tại kì họp thứ 12 Quốc hội khóa 13 cho biết số nợ công của Việt Nam chưa vượt ngưỡng báo động. Nhưng số liệu được các đại biểu nêu ra thì nợ công đã tiệm cận báo động.
Chúng ta đã nhiều lần ra văn bản nghị quyết, chỉ thị về thực hành tiết kiệm chống lãng phí và cắt giảm chi tiêu công. Song, hiệu quả không hề như mong muốn qua chỉ số nợ công tăng dần của 5 năm gần đây.
Là một công dân, tôi luôn theo sát những diễn biến của nền kinh tế nước nhà. Cũng thấy vui khi được nghe những tín hiệu tích cực và cũng băn khoăn lo lắng mỗi khi biết có những chỉ báo xấu hoặc không vui. Qua những gì mà các đại biểu Quốc hội đang thảo luận, tôi tha thiết đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nên bàn với Bộ Thông tin Truyền thông cùng phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, và có thể xem đó như một Cuộc thi tìm giải pháp tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu công nhưng vẫn đảm bảo hanh thông trong điều hành công cuộc phát triển đất nước.
Tôi tha thiết đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nên bàn với Bộ Thông tin Truyền thông cùng phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, và có thể xem đó như một Cuộc thi tìm giải pháp tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu công nhưng vẫn đảm bảo hanh thông trong điều hành công cuộc phát triển đất nước.
Cuộc thi này sẽ trao nhiều giải thưởng cao cho những tác giả nào có nhiều sáng kiến giá trị, hiệu quả nếu áp dụng vào thực tế mang lại lợi ích cho đất nước. Những người dự thi có thể là công dân Việt Nam, là kiều bào ở nước ngoài luôn đau đáu hướng về quê hương và theo sát từng bước đi của đất nước. Cuộc thi cũng mở rộng với cả những người nước ngoài có sự am tường nhất định và quan tâm đến đất nước Việt Nam.
Các triều đại xa xưa của tiên tổ ta cũng không ít lần kêu gọi thần dân góp ý bàn việc nước. Trí tuệ tập thể luôn là báu vật để dụng xây đất nước. Nó vô cùng quý giá và thực sự không gì so nổi giá trị nếu điều đó là đúng, là xác đáng. "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" chính là thế!
Tại buổi thảo luận tổ của kỳ họp Quốc hội vừa rồi, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết: các cơ quan tham mưu của Bộ Kế hoạch Đầu tư, sau khi có Luật Đầu tư công ra đời, đã khẩn trương nghiên cứu và hoàn chỉnh một bản kế hoạch xử lý chi tiêu ngân sách thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch vay và trả nợ công (từ 2015 đến 2020) một cách căn cơ. Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, đây là một cố gắng lớn vì là lần đầu tiên, các cơ quan tham mưu của Chính phủ có được một kế hoạch dài hơi về vấn đề trả nợ công và chi ngân sách mà không phải "ăn đong" hàng năm như lâu nay.
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh đã không hề "giấu" một thực tế đáng lo khi rất lâu rồi mới có một năm vượt thu ngân sách địa phương nhưng ngân sách trung ương thì hụt thu (cơ bản do giá xăng dầu giảm) khiến cho ngân sách nói chung sẽ thâm hụt 31.000 tỷ đồng. Ông thổ lộ: "Chính phủ báo cáo thu ngân sách 2016 sẽ tăng cao hơn dự toán 2015 gần 60.750 tỷ đồng nhưng ngân sách năm tới vẫn rất căng thẳng. Số dự kiến tăng thu (nhờ thu của địa phương) mới nghe thì rất vui nhưng bản chất số tuyệt đối sẽ hụt so với 2015..."
Nếu cứ theo con số mà ông đưa ra thì ngân sách Nhà nước phần dành cho đầu tư phát triển hiện còn vỏn vẹn 45.000 tỷ đồng. "45.000 tỷ này không biết phải làm gì, chưa nói đến việc phải trả nợ và nếu trả nợ xong thì gần như không có tiền để làm gì nữa..." - Vị Tư lệnh ngành tâm tư và không khỏi lo lắng bởi Bộ Kế hoạch đầu tư cùng Bộ Tài chính vốn là "2 cánh tay" đắc lực, tối quan trọng của Thủ tướng Chính phủ trong việc điều hành kinh tế và cân đối thu, chi ngân sách quốc gia.
Vậy thì cũng đã đến lúc không nên chậm trễ hơn nữa việc phát động toàn dân góp ý, đề xuất sáng kiến hữu ích để cải thiện nền kinh tế đất nước khi đang gặp vô vàn khó khăn.
Theo con số mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang vinh đưa ra thì ngân sách Nhà nước hiện còn vỏn vẹn 45.000 tỷ đồng. Ông nhận định: "45.000 tỷ này không biết phải làm gì, chưa nói đến việc phải trả nợ và nếu trả nợ xong thì gần như không có tiền để làm gì nữa..." 
Tôi tin rằng, nếu chúng ta mở cuộc thi, vận động toàn dân tham gia góp ý, giám sát, phát hiện những thiếu sót, bất cập, tiêu cực... trong các cơ quan nhà nước thì chắc chắn ta sẽ giảm bớt được những lãng phí “chưa được gọi tên” hiện nay. Đó là việc đầu tư dàn trải, kém hiệu quả dẫn tới nhiều công trình đội vốn hoặc bị bỏ dở (chỉ riêng năm 2014, cả nước có hơn 2.000 dự án dở dang, hơn 900 dự án đầu tư có dấu hiệu thất thoát vốn…). Đó là lãng phí trong sử dụng xe công. Đó là việc các địa phương đua nhau đầu tư các công trình văn hóa với vốn “khủng” chưa thiết thực trong điều kiện kinh tế của mình. Chưa kể nhiều công trình kiểu này đã bị những người thực hiện tham ô, làm dối trá khiến công trình xuống cấp nhanh chóng như cụm tượng đài Hoàng Quốc Việt ở Bắc Ninh, hay tượng đài chiến thắng ở Điện Biên Phủ… Đó là việc các bộ, ban, ngành được cấp đất xây trụ sở mới to, rộng hơn trước nhưng lại không chịu trả trụ sở cũ. Đây cũng là một nguyên nhân không hề nhỏ khiến đầu tư công cứ ngày thêm phình to.
Câu chuyên đầu tư công lãng phí, thiếu hiệu quả đang là câu chuyện chưa có hồi kết, trong khi đó, ngân sách tiếp tục hụt thu so với trước. Đã tới lúc không thể chậm trễ trong việc siết chặt đầu tư công và đầu tư dàn trải, gây lãng phí vì kém hiệu quả.
Đã đến lúc phải tiết kiệm ngân sách trong chi thường xuyên. Tại sao các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... khi tiếp khách quốc tế lúc nào cũng là rượu mang thương hiệu trong nước, còn chúng ta lại cứ phải dùng rượu ngoại vô cùng đắt đỏ, trong khi chúng ta có sẵn nhiều loại rượu quý truyền thống.
Giải quyết tốt được những “chuyện nhỏ” như vậy sẽ giúp chúng ta tiết kiệm chi tiêu công quỹ và tránh được nợ công ngày một lớn. Nếu các bộ trưởng đang là "tay hòm chìa khoá" về ngân khố quốc gia sớm cùng phối hợp tổ chức cùng bộ Thông tin Truyền thông và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm việc này, tôi tin rằng sẽ có nhiều sáng kiến tốt, tiết kiệm cả chục ngàn tỷ mỗi năm cho đất nước.
Mong được các ông chiếu cố suy nghĩ những đề xuất nhỏ này.
Trân trọng!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.