Thu hồi giải thưởng của “Sẹo độc lập” là hợp lý, hợp tình

21/10/2015 15:19 GMT+7

Xin lỗi công chúng và thu hồi giải thưởng để “ Sẹo độc lập ” không như một vết nhơ mãi mãi.

Xin lỗi công chúng và thu hồi giải thưởng để “Sẹo độc lập” không như một vết nhơ mãi mãi.

Phan Huyền Thư và tập thơ Sẹo độc lậpPhan Huyền Thư và tập thơ Sẹo độc lập
Tôi biết chuyện đạo thơ từ khi “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư mới phát hành. Tuy nhiên, là một nhà phê bình, thấy Phan Huyền Thư chưa phải là tác giả thực sự có thành tựu nên tôi không nói ra. Ngoài câu thơ giống Du Tử Lê, tôi nhận thấy bài thơ “Bạch lộ” là phiên bản của bài thơ “Buổi sáng”. Tôi có gọi điện cho chị Phan Ngọc Thường Đoan, đề nghị chị phải xác định rõ thời gian sáng tác bài thơ của chị và lưu giữ bằng chứng, vì tôi biết sau này sẽ có chuyện tranh chấp, nhưng mà chị Thường Đoan không để ý. Chị ấy cứ nghĩ tôi nói đến bản quyền phần ca từ đã ủy quyền cho Phú Quang hay Trung tâm bản quyền âm nhạc Việt Nam. Tôi khẳng định với chị Thường Đoan rằng, bản quyền bài thơ của chị đã được xác lập chính thức từ năm 2001, chứ không phải năm 2003 theo như giấy phép xuất bản tập thơ “Đếm cát”.
Bài thơ “Buổi sáng” của chị Thường Đoan làm tại quán của anh Phú Quang giữa năm 2000. Khi anh Phú Quang phổ nhạc và tự hát lần đầu tiên, tôi còn ngồi nghe với chị Thường Đoan. Sau đó bài hát được đưa vào album “Về lại phố xưa” do NXB Âm nhạc Dihavina phát hành năm 2001. Mục đích của Phú Quang là muốn góp phần quảng cáo cái quán của ông ấy, nên mới đặt lại tên “Catinat cà phê sáng”. Ông ấy đùa rằng, rất tự hào là trên thế giới chỉ có hai đơn vị kinh doanh có bài hát riêng. Thứ nhất là khách sạn California ở Mỹ có bài “Hotel California”, thứ hai là quán Catinat ở Sài Gòn có bài “Catinat cà phê sáng”. Câu chuyện xuất xứ bài thơ và bài hát, là như thế.
Đạo thơ, xét cho cùng, cũng không phải cái gì quá ghê gớm. Vì trong sáng tác, đôi khi cầm nhầm của nhau, hoặc cầm nhầm của người đi trước, cũng là tai nạn nghề nghiệp. Và lắm lúc không kiềm chế được cơn háo danh, người ta cũng muốn sở hữu một cái gì đó mà bản thân thấy đồng cảm và thích thú. Chỉ cần xin lỗi, thì giới cầm bút vốn hay mủi lòng sẽ bỏ qua ngay. Đấy là yếu tố tự trọng tối thiểu. Ai dè, lại còn “bịa” ra chuyện mình sáng tác sớm hơn tác giả bài thơ gốc, thì buồn cười thật!
Khi mọi chuyện bị phanh phui, với cái tính của Phan Huyền Thư, thì tôi đoán chắc sẽ tìm cách chống chế theo kiểu của một nhà biên kịch luôn dồi dào tình huống tưởng tượng!
Thực ra một hội đồng thơ, như của Hội nhà văn Hà Nội chẳng hạn, người ta không thể đọc hết được. Tôi cũng là Ủy viên Hội đồng thơ của Hội nhà văn TP.HCM, tôi rất thấu hiểu và rất sẻ chia những bất cập nếu xảy ra ngoài ý muốn. Một năm hàng ngàn tập thơ xuất bản, không cách nào đọc hết được.
Sở dĩ tôi phát hiện hai trường hợp bị “đạo” trong tập “Sẹo độc lập” là vì chúng khá nổi tiếng. Bài của anh Du Tử Lê quen thuộc mấy chục năm rồi, còn bài của chị Thường Đoan thì được phổ nhạc. Có những câu thơ rất xoàng thì người ta sẽ quên đi, có ăn cắp cũng không ai biết, nhưng sao chép những câu thơ ấn tượng thì “lạy ông, con ở bụi này”.
Bài thơ “Buổi sáng” đã được phổ nhạc. Và Phan Huyền Thư là người sống chủ yếu bằng nghề âm nhạc. Cô ấy làm giám khảo âm nhạc trên truyền hình, làm show âm nhạc, viết lời bình âm nhạc, thậm chí còn cầm trịch cả chương trình “Giai điệu tự hào” hoành tráng trên sóng VTV1. Nên không thể có chuyện cô ấy không biết “Catinat cà phê sáng” và bài thơ gốc “Buổi sáng”. Nếu Phan Huyền Thư sáng tác bài thơ, thì sao không gặp Phú Quang đòi bản quyền âm nhạc? Một người có thu nhập thường xuyên từ âm nhạc, sao không quan tâm đến điều đó? Làm gì có chuyện khó tin như thế trên đời. Chẳng lẽ lại độ lượng đến mức tha thứ cho việc Phú Quang lẫn Thường Đoan ăn cắp thành quả sáng tạo của mình?
Đạo thơ, xét cho cùng, cũng không phải cái gì quá ghê gớm. Vì trong sáng tác, đôi khi cầm nhầm của nhau, hoặc cầm nhầm của người đi trước, cũng là tai nạn nghề nghiệp. Và lắm lúc không kiềm chế được cơn háo danh, người ta cũng muốn sở hữu một cái gì đó mà bản thân thấy đồng cảm và thích thú. Chỉ cần xin lỗi, thì giới cầm bút vốn hay mủi lòng sẽ bỏ qua ngay. Đấy là yếu tố tự trọng tối thiểu. Ai dè, lại còn “bịa” ra chuyện mình sáng tác sớm hơn tác giả bài thơ gốc, thì buồn cười thật!
Tại sao vụ câu thơ “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển” của Du Tử Lê, thì chị Phan Huyền Thư không dám nói rằng đã viết bài thơ đó trước ông Du Tử Lê? Vì ông Du Tử Lê viết bài đó từ năm 1977. Chị không thể nói là viết trước được, vì chị sinh năm 1972. Còn với trường hợp chị Thường Đoan, thì vẫn còn biên độ để “sáng tác” ra một tình huống lâm ly.
Chúng ta có thể tha thứ, nếu chị Phan Huyền Thư xin lỗi vì đã đạo thơ. Nhưng chúng ta không thể chấp nhận chị ấy dùng “tài năng biên kịch” để ngụy tạo chứng cứ. Như thế là ngoan cố. Ngoài đời cũng vậy, tôi đi đường sơ ý, tôi va quệt để chị ngã, tôi phải xin lỗi. Chứ tôi không được phép làm giả hiện trường để nói là chị đi sai luật. Chúng ta có thể tha thứ, nhưng biên độ tha thứ phải có giới hạn. Chúng ta thông cảm cũng phải có giới hạn. Chúng ta thông cảm cho Phan Huyền Thư, thì ai thông cảm cho chị Thường Đoan? Nếu chấp nhận thứ “kịch bản” của Phan Huyền Thư, thì chúng ta cũng phải phong thánh cho chị Thường Đoan vì có đôi mắt nhìn xuyên không gian vào tận hộc tủ ở nhà của chị Phan Huyền Thư để đọc trộm bài thơ “Bạch lộ” à?
Bây giờ mọi chuyện đã quá rõ ràng. Thu hồi giải thưởng là một sự chọn lựa hợp lý, hợp tình và cũng hợp cảnh! Nói như lời ca mà đám đông thường hay nghêu ngao là “không đau vì quá đau”, nhưng “đau một lần rồi thôi”!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.