Tâm tình với cảnh sát giao thông

18/09/2015 11:51 GMT+7

Không hiểu tự bao giờ (hình như chỉ khoảng 10 năm trở lại đây), dân gian Việt Nam gọi cảnh sát giao thông là ‘anh hùng Núp’, một cách ám chỉ đồng thời cũng là nỗi ám ảnh mà chỉ dân Việt mới hiểu.

 Không hiểu tự bao giờ (hình như chỉ khoảng 10 năm trở lại đây), dân gian Việt Nam gọi cảnh sát giao thông là ‘anh hùng Núp’, một cách ám chỉ đồng thời cũng là nỗi ám ảnh mà chỉ dân Việt mới hiểu.

 Không hiểu tự bao giờ (hình như chỉ khoảng 10 năm trở lại đây), dân gian Việt Nam gọi cảnh sát giao thông (CSGT) là ‘anh hùng Núp’, một cách ám chỉ đồng thời cũng là nỗi ám ảnh mà chỉ dân Việt mới hiểu.

Phạt là một cách răn đe những người cố tình vi phạm Luật Giao thông. Nhưng cách mà CSGT hiện nay phạt người tham gia giao thông có nhiều điều khiến dân không phục - Ảnh: Đàm HuyPhạt là một cách răn đe những người cố tình vi phạm Luật Giao thông. Nhưng cách mà CSGT hiện nay phạt người tham gia giao thông có nhiều điều khiến dân không phục - Ảnh: Đàm Huy
Đây là cách chơi chữ oái oăm. Nếu còn sống, ông Đinh Núp (1914 – 1999), dân tộc Bana, anh hùng lực lượng vũ trang sẽ kiện vì tội bôi nhọ danh dự cá nhân. Đinh Núp là nỗi kinh hoàng của cả lính Pháp lẫn lính Mỹ, từng là ủy viên Thường vụ Quốc hội, tiếng tăm lừng lẫy thế giới.
Trong trường hợp này, Núp không phải là danh từ tên riêng, mà là động từ, đồng nghĩa với trốn. Vì thế, từ núp ở đây phải viết thường mới đúng chứ không phải viết hoa. Các CSGT thuộc địa bàn như lòng bàn tay nên thường mai phục bắt phạt ở những nơi bất ngờ nhất, dù cánh lái xe có ngôn ngữ của người khiếm thính để báo động với nhau (khách nước ngoài tưởng là lái xe Việt Nam chào hỏi nhau).
Thực ra, CSGT phải là chỗ dựa tin cậy, là người bạn thân thiết của người đi đường chứ không phải là nỗi ám ảnh. Vậy mà, ở ta, đi đường mà bất ngờ thấy CSGT là giật mình. Bị dừng xe, thế nào cũng có lỗi, không lỗi này thì lỗi khác. 
Trước đây, CSGT là hình ảnh người điều phối giao thông tại các giao lộ, “tả xung hữu đột” giải quyết ách tắc giao thông tại các điểm kẹt xe. Họ là nỗi ám ảnh của những người tùy tiện, xem thường luật lệ giao thông, coi trời bằng vung. Đặc biệt, họ là sát thủ của đám đua xe, gây rối. Xét theo tỉ lệ dân số, lượng CSGT hiện nay của Việt Nam đông nhất thế giới. Các nước có luật lệ chặt chẽ, xử phạt nghiêm minh, buộc người dân phải tự giác chấp hành. Việt Nam chỉ thua thiên hạ khoản thực thi luật, từ chuyện CSGT du di xử phạt, “dĩ hòa vi quí” đến chuyện lãnh đạo can thiệp, nhà nước thiếu gương mẫu nên dân lờn luật.
Với nhiều người, giao thông Việt Nam không có đường cấm. Chỉ có đường không được đi vì có CSGT đứng chốt và đường đi không được do kẹt xe cứng ngắc. Thiên hạ kẹt xe vì xe quá nhiều, kẹt xe trong trật tự và tự giải tỏa. Người Việt dù ít xe hơn mấy lần vẫn kẹt, vì chen lấn, vì giành đường, vì không ai chịu nhường ai nên tất cả cùng kẹt. CSGT lắm lúc cũng bó tay. Lực lượng CSGT đông nhưng ít hiệu quả, ít khi có mặt thường xuyên ở những điểm có khả năng kẹt xe để điều phối mà chỉ tới làm nhiệm vụ khi đã kẹt xe. Trong khi đó, ở những đường quang, xe vắng nhưng từng tốp CSGT vẫn ngày đêm rình xử phạt người tham gia giao thông sơ ý.
Thực ra, CSGT phải là chỗ dựa tin cậy, là người bạn thân thiết của người đi đường chứ không phải là nỗi ám ảnh. Vậy mà, ở ta, đi đường bất ngờ thấy CSGT là giật mình. Bị dừng xe, thế nào cũng có lỗi, không lỗi này thì lỗi khác. Tại sao chưa dùng camera để xử phạt như các nước đã làm? Thay vì để CSGT dầm mưa dãi nắng, nửa đêm mai phục xử phạt thì tăng cường làm nhiệm vụ điều phối giao thông tại các trọng điểm thường kẹt xe. Không nên duy trì lực lượng áo xanh, chỉ làm nhiệm vụ phất cờ như hiện nay, vừa tốn kém, chồng chéo chức năng với CSGT, vừa tạo sự ỷ lại, xao lãng nhiệm vụ chính.
Những hình ảnh thân thiện thế này tiếc rằng ít còn in đậm trong lòng người dân - Ảnh: An TuấnNhững hình ảnh thân thiện thế này tiếc rằng còn ít trong lòng người dân - Ảnh: An Tuấn
Bên cạnh đó, cần xem lại việc CSGT truy đuổi người vi phạm như hiện nay. Nào leo lên nắp capo ô tô, nào rượt đuổi như phim hình sự, nào lấy thân mình làm lá chắn… Đã có trường hợp bị tàn tật và thương vong không đáng có cho cả người bị truy đuổi và CSGT. Trừ những tội phạm nguy hiểm, đe dọa an ninh cộng đồng, phải hạ thủ triệt để, những trường hợp khác cần tìm cách giải quyết hợp lý hơn. Xe nào cũng có biển số, cứ truy ra chủ xe và xử phạt đích đáng. Không thể đem tính mạng con người, dù là người vi phạm luật giao thông ra để đánh đố. Tôi cũng nhiều lần bị phạt ấm ức. Nhưng cũng có những lần chỉ bị nhắc nhở, mà “tâm phục, khẩu phục” và nhớ đời.
Việc kiểm tra giấy tờ xe cũng nên đơn giản, có thể dùng bản sao y, thời hạn 3 tháng, thay bản chính. Với tình trạng móc túi và cướp giật nhan nhản hiện nay, tôi thà chịu phạt chứ không dám mang bằng lái, giấy tờ xe trong người. Chứng minh thư mất, làm lại dễ dàng. Còn bằng lái và giấy tờ xe lỡ mất thì ôi thôi rắc rối, phiền hà.
Đôi điều tâm tình, rất mong lãnh đạo CSGT nhìn lại. Để CSGT mãi mãi là những hình ảnh thân thiện, gần gũi và đáng yêu của mỗi người tham gia giao thông.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.