Nên công khai cảnh báo cướp giật tới du khách

16/03/2016 11:36 GMT+7

Vụ nữ du khách nước ngoài ngất xỉu khi bị cướp giật mất túi xách ngay trung tâm Q.1, TP.HCM, mới đây một lần nữa tát thẳng vào mặt những ai yêu chuộng sự an toàn và xát muối vào lòng tự trọng của nhiều người.

Vụ nữ du khách nước ngoài ngất xỉu khi bị cướp giật mất túi xách ngay trung tâm Q.1, TP.HCM, mới đây một lần nữa tát thẳng vào mặt những ai yêu chuộng sự an toàn và xát muối vào lòng tự trọng của nhiều người.

Một nữ du khách nước ngoài bị giật túi xách (ở quận 1, TP.HCM) sợ đến ngất xỉu - Ảnh: Đỗ TrâmMột nữ du khách nước ngoài bị giật túi xách (ở quận 1, TP.HCM) sợ đến ngất xỉu - Ảnh: Đỗ Trâm
Mỗi năm, có hàng trăm vụ cướp giật tài sản của du khách như thế, khiến TP.HCM trở thành điểm đen trong bản đồ du lịch thế giới. Trên nhiều diễn đàn du lịch mạng có hằng hà sa số sự vụ tương tự do du khách kể lại, tiếng dữ đồn xa, truyền tai người này qua tai người khác. Hậu quả, trong khi các nước trong khu vực, du khách nước ngoài tăng trưởng hai con số, còn Việt Nam, khách đến tăng chưa tới 1% hồi năm ngoái.
Các công ty du lịch trong nước khi đưa khách tham quan TP.HCM luôn căn dặn khách phải đề cao cảnh giác với cướp giật. Chẳng hạn, máy chụp ảnh phải có dây quấn vào tay; không đeo trang sức; không chụp ảnh bằng điện thoại ở trên đường; không mang theo tài sản quý giá… Điều đó có thể giúp du khách không bị mất tài sản, nhưng khiến tâm lý của khách không còn thoải mái. Đi du lịch mà không thoải mái thì chuyến đi đã mất giá trị hết một nửa.
Thế nhưng, không phải đề cao cảnh giác là không bị cướp. Nhiều khách bị cướp kéo lê cũng vì quấn dây máy ảnh vào tay hay đeo túi xách qua vai. Nhất là những khách đi du lịch tự do, không có những khuyến cáo kịp thời, bị cướp giật là chuyện sớm hay muộn.
Vợ tôi, một doanh nhân, khi đi công tác nước ngoài thường kết hợp với du lịch cùng với gia đình. Sau khi kết thúc công việc, đối tác nước ngoài sẽ hỗ trợ cho cả gia đình trong quá trình tham quan. Ngược lại, khi đến Việt Nam, đối tác cũng được gia đình chúng tôi mời đi chơi đây đó. Mới đây, gia đình một doanh nhân đến Việt Nam du lịch theo lời mời của gia đình chúng tôi, họ đi từ Bắc vào miền Trung và kết thúc hành trình ở TP.HCM.
Không cảnh báo cướp giật là “có tội với du khách”, vì chúng ta không ngăn chặn được mà cũng không nói cho họ biết trước. Thực tế, dù không phát tờ rơi thì cũng có hết cướp giật tài sản của du khách đâu! Nó vẫn xảy ra thường ngày.
Trước khi đến TP.HCM, với kinh nghiệm của mình, tôi dặn dò mọi đường đi nước bước như một hướng dẫn viên của công ty du lịch thường làm. Trong đó, quan trọng nhất là đi ra đường đừng mang theo bất kỳ cái gì quý giá, không chụp hình bằng điện thoại ở lề đường… Thế mà khách cũng không thoát. Khi đi bộ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai đoạn gần Công viên Tao Đàn, chị vợ bị giật túi xách ngã xuống đường trầy tay trầy chân. Rất may, túi xách không mất. Lúc gặp chúng tôi, chị kể sự vụ trong tâm trạng vẫn còn hoảng hốt. Chị bảo, nghe lời căn dặn, chị không mang gì quý giá theo, vậy mà cũng bị giật. Túi xách chỉ đựng một số thứ lặt vặt mà thôi.
Dù không nói ra, nhưng tôi biết rằng, họ chẳng bao giờ có ý nghĩ sẽ quay lại thành phố này, và cũng chẳng giới thiệu ai đến đây. Chuyến đi kéo dài 10 ngày nhưng có thể vì một phút mất an toàn ở TP.HCM đã phá hủy toàn bộ. Biết bao nhiêu du khách đến Việt Nam đã bị như vậy? Thật khó nói hết.
Cướp giật tài sản của du khách xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, nhưng hoành hành ở một điểm đến nổi tiếng thân thiện như Việt Nam là điều khó chấp nhận. Tệ hơn, tình trạng này diễn ra nhiều năm mà không có cách nào khắc phục.
Nhiều nước, để hạn chế nạn cướp giật, móc túi, chính quyền địa phương đã treo bảng khuyến cáo du khách cẩn thận. Chẳng hạn ở Bangkok, Thái Lan, rất nhiều bảng lớn như bảng quảng cáo cảnh báo khách coi chừng cướp giật túi xách. Các tấm bảng này treo ở những giao lộ có đông du khách qua lại; trên các xe tút – tút cũng có bảng cảnh báo tương tự.
Một khi, cơ quan quản lý chưa ý thức được sự nguy hiểm của nạn cướp giật và sự tàn phá của nó tới “ngành công nghiệp mũi nhọn”, thì khi đó, nạn cướp giật vẫn còn diễn ra dài dài.
Năm 2014, công an P. Phạm Ngũ Lão (Q.1, TP.HCM) phát tờ rơi tiếng Anh cho du khách có nội dung: “Tội phạm bạo lực rất hay xảy ra tại TP.HCM. Hãy giữ túi xách của bạn luôn bên người, không đeo các các đồ trang sức quý và cố gắng không để lộ liễu máy ảnh và điện thoại di động”. Ngoài ra, tờ rơi cũng chỉ dẫn cho du khách một số điểm lưu ý khi đi lại.
Rất tiếc, do còn có các quan điểm trái chiều nên sau đó, tờ rơi không còn được phát cho tới bây giờ. Có ý kiến cho rằng, làm như thế là ngành chức năng bất lực trước nạn cướp giật, lừa gạt; bôi xấu điểm đến Việt Nam… Thế nhưng, với tôi, không cảnh báo cướp giật là “có tội với du khách”, vì chúng ta không ngăn chặn được mà cũng không nói cho họ biết trước. Thực tế, dù không phát tờ rơi thì cũng có hết cướp giật tài sản của du khách đâu! Nó vẫn xảy ra thường ngày. Vì thế, cơ quan chức năng cần mạnh dạn thí điểm phát tờ rơi khuyên khách những thứ nên và không nên làm ở Việt Nam; treo biểu cảnh báo cướp giật để khách đề phòng ở trên đường như các nước đã làm.
Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM vừa có dự thảo Nghị quyết về phát triển du lịch đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Nghị quyết có sự tham mưu của Sở Du lịch TP.HCM. Rất tiếc, dự thảo không đề cập nhiều đến việc làm gì để bảo đảm an toàn cho du khách khi đến TP.HCM, giải pháp như thế nào của Sở Du lịch - đơn vị cần phải chủ động đề xuất giải pháp chứ không phải trách nhiệm của riêng ngành công an. Một khi, cơ quan quản lý chưa ý thức được sự nguy hiểm của nạn cướp giật và sự tàn phá của nó tới “ngành công nghiệp mũi nhọn”, thì khi đó, nạn cướp giật vẫn còn diễn ra dài dài.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.