Lao động tình dục có tốt không?

25/04/2015 00:00 GMT+7

Bài viết Lao động tình dục có xấu không? của tác giả Nguyễn Phương Mai trong mục Tôi viết đã khơi lên một cuộc tranh luận sôi nổi và thú vị về một chủ đề vốn rất nhạy cảm. Dưới đây là bài viết của một trí thức sống tại Na Uy.

Bài viết Lao động tình dục có xấu không? của tác giả Nguyễn Phương Mai trong mục Tôi viết đã khơi lên một cuộc tranh luận sôi nổi và thú vị về một chủ đề vốn rất nhạy cảm. Dưới đây là bài viết của một trí thức sống tại Na Uy.

phố Đèn đỏ ở AmsterdamMột lao động tình dục đang chờ khách tại phố Đèn đỏ ở Amsterdam - Ảnh: AFP
 
Lao động tình dục (sex worker) cũng được gọi là mại dâm (prostitution). Cùng mô tả một hiện tượng xã hội, tuy nhiên cách gọi khác nhau thể hiện thái độ của xã hội đối với những người hành nghề này là khác nhau. Khi bị coi là mại dâm, thái độ của xã hội thường không tôn trọng, kì thị, thậm chí là khinh rẻ những người hành nghề này. Ở một số nước, pháp luật cho phép việc mua bán dâm, người bán dâm được coi như là người lao động, “tình dục” được dùng để mô tả bản chất, đặc tính của loại hình lao động này. Vô hình trung, thái độ của xã hội đối với những người này cũng bớt gay gắt đi phần nào.
Bầu chọn
Theo bạn lao động tình dục có xấu không?
Vậy lao động tình dục là tốt hay xấu? Đúng là tình dục từ xa xưa được coi là một phần tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, “người đem tình dục đi bán” có được nhìn với ánh mắt tôn sùng như vậy? Đây là hai phạm trù khác nhau. Phạm trù thứ nhất coi tình dục là cội nguồn của sự sống, phạm trù thứ hai coi nó là công cụ để đổi chác. Các nền văn minh cổ thờ cúng nữ thần ân ái bởi đó là cách họ thể hiện sự tôn sùng đối với tình dục và tín ngưỡng phồn thực. Điều này không đồng nghĩa với việc lấy tình dục đem ra bán là hành vi đáng được coi trọng. Trong Hy Lạp cổ, những hetarea có địa vị cao hơn người thường là bởi vì họ có tài năng và trí tuệ hơn người chứ không phải vì họ lấy tình dục để đổi lại danh vọng.
Sau hơn năm năm hợp pháp hóa mại dâm tại Đức, một báo cáo đánh giá của Chính quyền liên bang Đức đã chỉ ra rằng việc luật hóa vẫn chưa đem lại được sự cải thiện đáng kể nào về các vấn đề liên quan tới mại dâm, bao gồm cả điều kiện làm việc cũng như tạo cơ hội bỏ nghề cho những người hành nghề này. Đồng thời vẫn chưa có đủ cơ sở để chứng minh rằng việc luật hóa góp phần làm suy giảm tỉ lệ tội phạm liên quan tới hoạt động mại dâm.
Tới nay, tại một số nước như Hà Lan, Đức, Thụy Sĩ, hành nghề mại dâm là hợp pháp. Tuy nhiên, hành vi mua bán dâm vẫn bị coi là “kém đạo đức” dù ở trong xã hội cởi mở chẳng hạn như ở Đức. Câu hỏi nên hay không cho phép mại dâm vẫn là một vấn đề hóc búa làm đau đầu các nhà làm luật ở châu Âu.
Vậy tại sao lại cho phép lao động tình dục? Triết lý pháp luật của một số nước phương Tây không nhất thiết (dù cần có) phản ánh những giá trị đạo đức xã hội nói chung. Có hai lập luận chủ yếu ủng hộ việc luật hóa hoạt động mua bán thể xác này. Thứ nhất, dựa trên nguyên tắc tự do ý chí và thân thể, một người phụ nữ có thể làm bất cứ điều gì với thân thể của mình miễn là không gây hại cho người khác. Thứ hai, một số nước coi đây là một hiện tượng không thể tránh khỏi trong xã hội, thay vì trốn tránh thì cần đối mặt. Xa hơn nữa họ coi những người lao động tình dục là nạn nhân của các loại hình tội phạm và đói nghèo, vì vậy việc luật hóa nhằm bảo vệ người lao động tình dục tốt hơn bằng những quy định về giờ làm, bảo hiểm, trợ cấp...
Tuy nhiên, khoảng cách giữa pháp luật trên giấy và thực tế lại trở nên khá xa khi mọi thứ không diễn ra như những gì nhà làm luật mong muốn. Thứ nhất, rất khó nhận biết được một cô gái có tự do ý chí hay không khi hành nghề mại dâm này. Thông thường, những cô gái này đều chịu sự ép buộc đến từ nhiều phía, không chỉ là những kẻ tội phạm buôn người, mà còn cả hoàn cảnh đói nghèo.
Không thể phủ nhận cũng có một số phụ nữ quyết định tự bán thân mình như một thứ hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của người khác. Nhưng đó là những trường hợp rất hãn hữu và thiểu số. Phần lớn phụ nữ hành nghề này khi được hỏi đều trả lời họ tự nguyện, tuy nhiên mọi người quên mất rằng những gì họ nói và làm đều chịu sự chi phối bởi những kẻ ma-cô quanh quẩn đâu đó. Những cô gái này bị khủng bố về mặt thể xác lẫn tinh thần. Họ thường không có khả năng hoặc không dám kháng cự bởi những lời đe dọa như sự an toàn của gia đình họ.
Cần phân biệt giữa sự ép buộc mà chúng ta tiếp nhận trong đời sống hằng ngày và sự ép buộc mà những người lao động tình dục chịu đựng khi hành nghề. Chúng ta đều chịu sức ép từ nhiều phía, nhưng đó là để hoàn thiện mình, trở thành con người tốt đẹp hơn. Vì vậy, chúng ta sẽ không coi mình là nạn nhân của sự cưỡng ép đó về mặt đạo đức. Nói cách khác, sự ép buộc này có giá trị đạo đức khác với sự ép buộc mà những người lao động tình dục gánh chịu.
Cái “sự cưỡng ép” của người lao động tình dục cần được hiểu theo chiều hướng khác. Ngoài sự cưỡng ép của những tên ma-cô, những người hành nghề mại dâm còn chịu sức ép từ hoàn cảnh, cụ thể là sự nghèo khó. Họ không còn có bất kì một sự lựa chọn nào thay thế, sự cùng quẫn đã dồn họ vào bước đường cùng. Do đó, họ mới phải lựa chọn việc lấy thể xác để trao đổi. Sẽ không quá ngạc nhiên khi tới thăm khu phố đèn đỏ ở Amsterdam mà nhận ra hai phần ba các cô gái ở đây đến từ các quốc gia vẫn còn có mức thu nhập thấp, thậm chí còn nghèo như Séc, Romania, Ba Lan hoặc Colombia...
Nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết phụ nữ hành nghề mại dâm đều nói họ sẽ bỏ nghề ngay lập tức khi họ có thể. Những người phụ nữ bán dâm thường có xu hướng mắc phải chứng trầm cảm, rối loạn cảm xúc nhiều hơn người bình thường. Vì coi những người hành nghề này là nạn nhân hơn là tội phạm, nên pháp luật một số nước Bắc Âu áp dụng hình phạt đối với người mua dâm chứ không phải người bán dâm, bởi ở vị thế người đi mua, người có tiền luôn là kẻ có sự lựa chọn.
“Ngày nay, một đứa trẻ Thụy Điển lớn lên với suy nghĩ mua dâm là một tội ác, trong khi một đứa trẻ Hà Lan lớn lên với nhận thức rằng những phụ nữ ngồi trưng bày trong lồng kính có thể yêu cầu như một thứ hàng hóa ở trên kệ.”
Pierrette Pape, phát ngôn viên của European Women’s Lobby ở Brussels
“Một nghề không ăn cắp ăn trộm của ai, không ép uổng ai, làm ra tiền bằng công sức của chính mình là một nghề lương thiện”. Tôi bỏ công sức trồng cây thuốc phiện đem đi bán nhưng điều này không có nghĩa là tôi đang hành nghề lương thiện. Như vậy, vấn đề ở đây là hệ quả của hành vi. Không khó nhìn ra rằng hoạt động mại dâm thường kéo theo rất nhiều loại hình tội phạm tổ chức ngầm trong đó đặc biệt là nạn buôn người.
Sau hơn năm năm hợp pháp hóa mại dâm tại Đức, một báo cáo đánh giá của Chính quyền liên bang Đức đã chỉ ra rằng việc luật hóa vẫn chưa đem lại được sự cải thiện đáng kể nào về các vấn đề liên quan tới mại dâm, bao gồm cả điều kiện làm việc cũng như tạo cơ hội bỏ nghề cho những người hành nghề này. Đồng thời vẫn chưa có đủ cơ sở để chứng minh rằng việc luật hóa góp phần làm suy giảm tỉ lệ tội phạm liên quan tới hoạt động mại dâm.
Cơ quan thi hành pháp luật của Đức làm việc tại các quận đèn đỏ cho rằng việc luật hóa thậm chí còn gây cản trở khả năng kiểm tra đột xuất của họ tại các nhà thổ khi có nghi ngờ tội phạm đang diễn ra. Sử dụng số liệu của hơn 150 quốc gia, Axel Dreher - giáo sư tại trường đại học Heidelberg - đã đi đến kết luận: Ở đâu mại dâm được luật hóa thì nạn buôn người trở nên trầm trọng hơn các nơi khác.
Khi ban hành luật cho phép mại dâm năm 2000, mục đích của Hà Lan là nhằm bảo vệ phụ nữ, tuy nhiên cho tới nay đã có nhiều quan ngại về việc loại hình kinh doanh này đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Job Cohen - cựu Thị trưởng Amsterdam - cho rằng: “Chúng tôi đã nhận ra đây [mại dâm] không còn dừng lại ở hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, mà tồn tại dưới hình thức tội phạm có tổ chức, bao gồm buôn bán phụ nữ, chất gây nghiện, giết người và các loại hình tội phạm khác.” Tháng 9 năm 2007, chính quyền thành phố Amsterdam tuyên bố sẽ mua lại các nhà thổ ở phố đèn đỏ trong một nỗ lực nhằm đóng cửa một phần ba quy mô của loại hình kinh doanh này tại đây.
Một phố Đèn đỏ ở Hà LanMột phố Đèn đỏ ở Hà Lan - Ảnh: vanillaskydreaming.com
“Tội phạm liên quan đến mại dâm thì phải trừng phạt kẻ phạm tội chứ tại sao lại trừng phạt nạn nhân tức là những người bán dâm?” Lập luận này đương nhiên có sức nặng nếu chúng ta nhìn nhận người bán dâm là những người bị ép vào đường cùng. Đây là lập trường của Thụy Điển khi ban hành luật xử phạt người mua dâm mà không xử phạt người bán dâm. Đương nhiên, mại dâm vẫn tồn tại ở Thụy Điển, tuy nhiên số lượng đã sụt giảm một nửa do đây không còn là loại hình kinh doanh béo bở như trước nữa. Theo đánh giá, hơn 70% dân số Thụy Điển tỏ ra đồng tình với cách tiếp cận này.
Cuối cùng, tôi vẫn băn khoăn ở khía cạnh nào có thể khẳng định “lao động tình dục không xấu”. Đứng dưới góc độ pháp luật, vẫn chưa có bằng chứng nào có thể chứng minh việc cho phép mại dâm cải thiện được tình hình của những người hành nghề. Từ khía cạnh kinh tế, có cầu ắt có cung. Tuy nhiên liệu có những thứ mà chúng ta không thể mua bán hay trao đổi được bằng tiền hoặc vật chất. Liệu việc đem thân thể đổi lấy vật chất có phải là hành động làm mất đi nhân phẩm của con người? Nói cách khác, giới hạn của đồng tiền đến đâu? Dưới góc độ đạo đức, tôi không nghĩ rằng có bất kì một nền văn minh nào mà trong đó văn hóa của họ tôn thờ “lao động tình dục” cả.
“Ngày nay, một đứa trẻ Thụy Điển lớn lên với suy nghĩ mua dâm là một tội ác, trong khi một đứa trẻ Hà Lan lớn lên với nhận thức rằng những phụ nữ ngồi trưng bày trong lồng kính có thể yêu cầu như một thứ hàng hóa ở trên kệ”, Pierrette Pape, phát ngôn viên của European Women’s Lobby ở Brussels, từng nói.
Để kết luận, tôi xin dẫn lại lời của tác giả Phương Mai: “Một danh hài từng nói rằng sự khác nhau giữa một cuộc hẹn hò và một cuộc mua dâm là với cuộc hẹn hò, người ta hy vọng sẽ được làm tình, với cuộc mua dâm, người ta chắc chắn sẽ được làm tình.” Ồ! Đúng là một danh hài!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.