Làm việc cho đến bao giờ?

26/08/2015 08:35 GMT+7

Rất nhiều người nhận mức lương cao nhưng phải lao động từ 10 – 12 tiếng mỗi ngày, thậm chí làm cả thứ bảy và chủ nhật. Điều đó cũng không hẳn tốt vì nó gây ra sự mất cân bằng trong cuộc sống, đôi khi hệ quả của nó không hề nhỏ.

Rất nhiều người nhận mức lương cao nhưng phải lao động từ 10 – 12 tiếng mỗi ngày, thậm chí làm cả thứ bảy và chủ nhật. Điều đó cũng không hẳn tốt vì nó gây ra sự mất cân bằng trong cuộc sống, đôi khi hệ quả của nó không hề nhỏ. 

Năng lượng của con người cũng có hạn, nếu khai thác quá đà sẽ dẫn tới những hệ quả không nhỏ
Tôi gặp Jeffrey vào giữa mùa hè nóng nực, anh tới Mũi Né để chơi lướt ván diều. Jeffrey đã tới Việt Nam nhiều năm nay, và mỗi năm, anh trở về quê hương Úc để thăm bố mẹ mình một lần. Jeffrey năm nay 50 tuổi, anh đã lao động 12 tiếng một ngày trong suốt 20 năm. Anh bảo rằng, khi đã tiết kiệm được một khoản tiền thì anh không muốn lao động nữa, anh muốn đi chơi.
Ở Úc, nơi mà chính phủ đánh thuế rất cao, nhiều người như anh không muốn lao động nữa. Họ muốn nghỉ ngơi, trước cả khi được hưởng các khoản phúc lợi từ chính phủ. Bản thân Jeffrey cũng không muốn kiếm tiền nữa, mặc dù mỗi tháng anh có thể kiếm được hàng chục nghìn đô. Nghe có vẻ lạ, nhưng tôi cho rằng đó có thể là hệ lụy của những đất nước phát triển. Họ đang phải làm việc quá nhiều.
Sự ưu việt của những đất nước phát triển thì chúng ta đều biết rồi nhưng rõ ràng là họ cũng có những vấn đề riêng của mình. Ngay như ở Nhật Bản, các con số thống kê cho thấy mỗi ngày có gần 100 người tự tử vì cảm thấy cuộc sống bế tắc. Ở Việt Nam thì mỗi ngày có khoảng 30 người chết vì tai nạn giao thông. Nhưng rất lạ là chúng ta luôn có xu hướng ngưỡng mộ đất nước mặt trời mọc và chỉ trích tình trạng giao thông tồi tệ ở Việt Nam. Tại sao lại như vậy? Rõ ràng, nếu chúng ta coi 100 người tự tử ở Nhật Bản là những tai nạn chết người do một hệ thống xã hội “bị lỗi” thì nó lớn hơn rất nhiều so với một hệ thống giao thông “bị lỗi” ở Việt Nam. Đều là tai nạn do lỗi hệ thống. Nhưng phải chăng, có một sự mâu thuẫn ở đây?
Trung bình mỗi năm có 2.000 vụ tự tử vì công việc ở Nhật Bản - Ảnh: ReutersTrung bình mỗi năm có 2.000 vụ tự tử vì công việc ở Nhật Bản - Ảnh: Reuters
Và nguyên nhân liệu có phải là do những thành tựu về kinh tế và cơ sở hạ tầng của Nhật Bản thì dễ thấy hơn nhiều so với những mặt trái về đạo đức hay mức độ hạnh phúc của họ.
Tiền bạc, cuộc sống sung túc và tiện nghi đôi khi không phải là tất cả. Những yếu tố về tinh thần, cảm xúc thực ra cũng rất quan trọng. Bạn tôi, một người thành đạt với ý định đưa cha mẹ mình lên thành phố để sống chung đã phải ngao ngán than thở rằng, các cụ bảo lên chơi vài hôm thì được nhưng sống thì nhất quyết không, chỉ vì một lý do đơn giản là “ở đây, tao chẳng biết nói chuyện với ai”. Trong trường hợp này, cuộc sống tinh thần của các cụ là quan trọng hơn rất nhiều so với những thứ tiện nghi của thành phố.
Ở Việt Nam, theo các số liệu thống kê của ngành tòa án, nếu con số ly hôn đối với các cặp vợ chồng năm 2000 là 50.000 vụ thì năm 2010 đã tăng gấp đôi, lên tới 100.000 vụ. Cho tới nay, các vụ ly hôn vẫn đang có xu hướng gia tăng.
Rõ ràng, càng ngày càng có nhiều người thành công trong công việc nhưng không hạnh phúc trong hôn nhân. Nhiều người trong số họ không có đủ thời gian cho gia đình.
Việt Nam đã trải qua chừng 30 năm mở cửa, nhiều công ty nước ngoài đến đất nước chúng ta để đầu tư. Họ trả lương cao cho các nhân viên người Việt nhưng cũng yêu cầu chúng ta làm việc nhiều hơn, phải chịu trách nhiệm với những áp lực lớn hơn. Rất nhiều người nhận mức lương cao nhưng phải lao động từ 10 – 12 tiếng mỗi ngày. Đôi khi là cả thứ bảy và chủ nhật. Điều đó cũng không hẳn đã tốt vì nó gây ra sự mất cân bằng trong cuộc sống. Nó có thể thúc đẩy nền kinh tế đi lên nhanh hơn thường lệ nhưng những hệ quả của nó chắc chắn sẽ không ít.
Ở Việt Nam, theo các số liệu thống kê của ngành tòa án, nếu con số ly hôn đối với các cặp vợ chồng năm 2000 là 50.000 vụ thì năm 2010 đã tăng gấp đôi, lên tới 100.000 vụ. Cho tới nay, các vụ ly hôn vẫn đang có xu hướng gia tăng. Phần lớn nguyên nhân của vấn đề này là do lối sống, đàn ông chỉ quan tâm tới công việc mà không giúp đỡ vợ việc nhà và chăm sóc con cái.
Rõ ràng, càng ngày càng có nhiều người thành công trong công việc nhưng không hạnh phúc trong hôn nhân. Nhiều người trong số họ không có đủ thời gian cho gia đình. Thời gian cho con cái vào buổi tối hay cuối tuần hầu như rất ít. Nhiều vụ án mạng kinh hoàng mà hung thủ là những thanh thiếu niên và cha mẹ chúng đều bàng hoàng cho tới khi vụ việc được phơi bày. Họ không quan tâm đủ nhiều để hiểu và ngăn chặn những tội ác ấy, cho dù vẫn sống chung một nhà.
Khi tôi sang Pháp để học, một lần vào cuối buổi học, tôi hỏi những chuyên gia người Pháp rằng, liệu sáng mai tôi có thể đến sớm hơn để luyện tập những gì đã học được ngày hôm nay không? Ông thầy giáo nhún vai và trả lời rằng: “Tôi nghĩ là không cần, làm việc theo đúng kế hoạch đã thống nhất là đủ. Bạn có thể dành thời gian ấy để nghỉ ngơi và giải trí để tiếp thu bài học ngày mai tốt hơn”.
Quay trở lại với câu chuyện của Jeffrey. Anh nói, sống ở Việt Nam rất thoải mái, bởi vậy anh đã sống ở đây nhiều năm. Jeffrey không kết hôn, anh tới Việt Nam một mình. Anh chỉ vào chiếc máy tính cá nhân và bảo rằng: “Bây giờ tôi đầu tư chứng khoán, tôi có thể làm việc ở bất cứ đâu, chỉ cần mạng wifi đủ tốt. Tôi chỉ làm việc 2 tiếng mỗi ngày, tất nhiên là để bù lại quãng thời gian lao động vất vả trước kia!”
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.