Giật mình từ chuyện sát hạch 'ông đồ'

06/02/2015 12:56 GMT+7

Cứ mỗi dịp xuân về, tại khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), tục xin chữ ông đồ về treo xem ra khá xôm trò. Thậm chí, sau Tết, khách du Xuân vẫn tiếp tục đến xin chữ.

Cứ mỗi dịp xuân về, tại khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), tục xin chữ "ông đồ" về treo xem ra khá xôm trò. Thậm chí, sau Tết, khách du Xuân vẫn tiếp tục đến xin chữ.

ong-doTâm lý chung của người xin chữ là tín nhiệm các "ông đồ" già - Ảnh: Ngọc Thắng
Để lập lại trật tự, tránh hiện tượng bát nháo (có năm có tới trên 300 người tham gia làm ông đồ, trong số đó có những người chưa có trình độ thư pháp), hôm 5.2 vừa qua, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức sát hạch trình độ thư pháp lần 2, thu hút hơn 90 ông đồ tham dự (lần đầu tổ chức trước đó ít lâu với sự tham gia của 140 ông đồ). Cuộc thi nhằm chọn ra những ông đồ “xịn” viết chữ đúng, đẹp để được phép hành nghề tại hồ Văn dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.
Theo tôi, đây là cách làm rất đáng hoan nghênh của ngành văn hoá Thủ đô. Cũng qua cuộc sát hạch này, mọi người mới vỡ lẽ một điều: số ông đồ trẻ lại hoá ra chữ tốt, chữ đẹp nhiều hơn số ông đồ già, hoàn toàn trái ngược với quan niệm dân gian lâu nay “thầy già con hát trẻ".
Tôi tìm hiểu chuyện này qua thầy Nguyễn Hùng Vỹ, giảng viên khoa Văn, Trường đại học Khoa học Xã hội - Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) - một chuyên gia có tiếng về lĩnh vực Văn hoá dân gian, thì được biết: Năm 2015 là năm thứ 2 "Hội chữ Xuân" được Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội tổ chức, diễn ra từ ngày 8.2 - 5.3 dương lịch. Những ông đồ thi đạt tại 2 đợt sát hạch sẽ được cấp giấy phép ngồi tại hồ Văn cho chữ trong dịp Tết sắp tới, với 2 thể loại chữ Hán - Nôm và chữ quốc ngữ.
Cuộc sát hạch lần này hầu hết gồm các thành viên đang sinh hoạt tại các câu lạc bộ thư pháp Hà Nội. Thật bất ngờ khi có tới 70% các ông đồ bị trượt. Qua đó phản ánh phần nào thực trạng lộn xộn, viết sai chữ tại Văn Miếu nhiều năm nay quả thật đáng buồn và cũng đáng... giật mình cho khối người xin chữ mà chẳng biết "thầy" viết gì trong đó.
Được biết, quy chế thi yêu cầu các ông đồ không được xem sách, tra từ điển hoặc trao đổi bài với nhau, mặc dù vậy, tình trạng này vẫn diễn ra khá phổ biến. Họ bất chấp việc có thể bị hủy bài thi, vẫn mở Kim từ điển ra tra cứu. Tất nhiên, sau nhiều lần bị nhắc nhở phạm quy, họ cũng đã bị loại khỏi cuộc chơi và không được cấp phép.
Lâu nay, do không có ai kiểm tra việc này nên có những thầy đồ trẻ, kiến thức rất vững, chữ lạ, viết chắc tay, đẹp như bức hoạ kiểu như nhà thư pháp Lê Quốc Việt, Phạm Văn Ánh, Nguyễn Văn Thanh, Nhuyễn Đức Dũng, Trần Trọng Dương, Trần Văn Đức và nữ thư pháp,"bà đồ" Tô Lan thường khiêm nhường ẩn mình trong sân Văn Miếu, không muốn ra ngồi ngoài hè phố Văn Miếu, nơi đông nườm nượp người qua lại, thì lại thiệt thòi đủ đường. Thậm chí còn bị xem thường chỉ vì cái "tội" làm thầy mà lại... trẻ !!!.
ong-do"Ông đồ" cho chữ phía bên ngoài vỉa hè của hồ Văn - Ảnh: Ngọc Thắng
Trong khi đó, các ông đồ không mấy ai biết trình độ thực của họ lại có tới hàng trăm người, ngồi bên hè đường, viết chữ luôn tay, chưa kịp khô đã phải đưa trả khách. Kiếm tiền khá dễ.
Nói thế không phải là không có những ông đồ già giỏi ngồi nơi đây. Đó là trường hợp như cụ Cung Khắc Lược và một vài ông đồ khác trên 50, 60 tuổi cũng ngồi tại khu vực hồ Văn để cho chữ. Còn lại, các thầy già lại là những người mới tham gia học tại các câu lạc bộ thư pháp chưa lâu. Bởi vậy, khi gặp chữ khó, ít viết là... tắc tị.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.