Giáo dục Việt Nam 2018 có thực sự được đổi mới?

10/08/2015 10:11 GMT+7

Trước dự thảo đổi mới giáo dục phổ thông, là một người mẹ có con sẽ học lớp 1 vào năm 2018 – năm đầu tiên thực hiện cải cách giáo dục nếu dự thảo được thông qua, tôi khấp khởi mừng vui, hy vọng con mình sẽ được hưởng một nền giáo dục tiên tiến. Nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn.

Trước dự thảo đổi mới giáo dục phổ thông, là một người mẹ có con sẽ học lớp 1 vào năm 2018 – năm đầu tiên thực hiện cải cách giáo dục nếu dự thảo được thông qua, tôi khấp khởi mừng vui, hy vọng con mình sẽ được hưởng một nền giáo dục tiên tiến. Nhưng...

Theo chương trình phổ thông mới, ở cấp THPT chỉ còn 4 môn bắt buộc
- Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Biết rằng để một đứa trẻ trở thành người có ích thì nhà trường giáo dục thôi chưa đủ, nhưng chúng tôi vẫn đặt niềm hy vọng vào những giờ các con đến trường, dù chưa đủ cơ sở để tin vào những thay đổi ngành giáo dục sẽ làm cho con chúng tôi.
Nhìn vào dự thảo, thật phấn khởi khi thấy đã có bước chuyển biến mạnh mẽ trong khung chương trình ở cả 3 cấp học. Sự đổi mới này đề cao phát triển năng lực của cá nhân người học bằng việc giảm các môn học bắt buộc, tăng môn tự chọn; càng lên cấp cao, học sinh càng được phân nhóm rõ ràng: theo khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội; bên cạnh đó, những nhà quản lý đã tỏ rõ sự quan tâm đến các môn thể chất, năng khiếu, giáo dục nhân cách sống... cho lớp trẻ trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Để có được sự “lột xác” trong giáo dục Việt Nam còn cần nhiều yếu tố, mà quan trọng nhất vẫn là hành động. Vậy, hệ thống cơ sở vật chất có kịp thay đổi cho phù hợp, đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học; giáo viên có kịp trang bị kỹ năng, kiến thức theo chương trình mới (mà tinh thần là khác xa với chương trình và cách dạy hiện nay); các trường đại học đến khi nào mới cho “ra lò” thế hệ cử nhân sư phạm đáp ứng tốt yêu cầu chương trình cải cách? Trong khi theo dự thảo, thời gian chỉ còn 3 năm chuẩn bị.
Tôi hoan nghênh tinh thần nắm bắt xu thế hiện đại thông qua dự thảo này của ngành Giáo dục Việt Nam. Việc tập trung phát triển năng lực cá nhân giúp tránh lãng phí thời gian, công sức của người học, giúp định hướng sớm nghề nghiệp cho học sinh. Rồi tình trạng thanh niên 18 tuổi (tốt nghiệp cấp 3), thậm chí 22 tuổi (tuổi tốt nghiệp đại học phổ biến) mông lung trong việc chọn ngành, chọn nghề như hiện nay sẽ giảm rõ rệt.
Nhìn lại, danh hiệu học sinh giỏi toàn diện như thời chúng tôi là một danh hiệu rất kém thực tế. Bởi trong thực tế thì làm gì có ai giỏi được toàn diện, mà nếu có đi nữa thì giỏi toàn diện có chắc đã là hay? Như các cụ đã đúc kết “một nghề cho chín, còn hơn chín nghề”.
Nhưng một dự thảo tuyệt vời như thế chưa thể khiến tôi hoàn toàn tin tưởng, yên tâm. Bởi để có được sự “lột xác” trong giáo dục Việt Nam còn cần nhiều yếu tố, mà quan trọng nhất vẫn là hành động. Vậy, hệ thống cơ sở vật chất có kịp thay đổi cho phù hợp, đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học; giáo viên có kịp trang bị kỹ năng, kiến thức theo chương trình mới (mà tinh thần là khác xa với chương trình và cách dạy hiện nay); các trường đại học đến khi nào mới cho “ra lò” thế hệ cử nhân sư phạm đáp ứng tốt yêu cầu chương trình cải cách? Trong khi theo dự thảo, thời gian chỉ còn 3 năm chuẩn bị.
Sách giáo khoa được biên soạn lại, liệu kiến thức có được giảm tải, có bỏ bớt tính hàn lâm để gần gũi, mang tính ứng dụng cao, phát huy hết khả năng sáng tạo của người học?
Cũng cần nhìn nhận một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển năng lực cá nhân người học hiện nay đó là bệnh thành tích. Vậy thời gian tới, ngành giáo dục có dứt được căn bệnh này hay không?
Bao năm qua, thầy trò nhiều thế hệ đã học, ôn tập theo những dàn ý, cách giải thông thường để bảng thành tích nói chung của trường được đảm bảo và bản thân thí sinh nói riêng không phải đánh cược với kết quả thi. Còn nhớ, những tiết tăng cường môn văn cuối cấp 2, trong 90 phút buổi tối, chúng tôi uể oải ngồi chép dàn ý các đề nghị luận mà cô giáo soạn sẵn, vì đi thi nếu làm theo dàn ý đảm bảo sẽ có điểm. Suốt những năm cuối cấp, áp lực thi cử khiến không khí hứng khởi, niềm say mê kiến thức trong mỗi giờ học trở thành điều xa xỉ đối với người học là chúng tôi.
Cuộc cải cách lần này hứa hẹn mở ra chương tốt đẹp cho giáo dục nước ta nhưng cũng khiến người làm cha làm mẹ như tôi có nhiều băn khoăn. Dù thế tôi vẫn đặt niềm kỳ vọng vào sự thay đổi, bởi nếu không thay đổi, giáo dục nước nhà sẽ chẳng thể khá hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.