Đừng mong bình đẳng khi phụ nữ vẫn lệ thuộc vào đàn ông

07/03/2016 16:06 GMT+7

Có kỷ niệm ngày 8.3 rầm rộ thế nào cũng chẳng mang lại sự bình đẳng cho phụ nữ nếu bản thân phụ nữ vẫn nhìn vào đàn ông để… sống.

Có kỷ niệm ngày 8.3 rầm rộ thế nào cũng chẳng mang lại sự bình đẳng cho phụ nữ nếu bản thân phụ nữ vẫn nhìn vào đàn ông để… sống.

Minh họa của ShutterstockMinh họa của Shutterstock
Ý nghĩa của ngày 8.3 là gì? Tôn vinh phụ nữ tức là mua hoa, mua quà tặng họ? Tức là đàn ông vào bếp nấu ăn để phụ nữ có cơ hội thưởng thức hoặc đi chơi?... Tất cả đều chỉ là hình thức.
Một lần, khi mở cửa nhìn ra ngoài, tôi giật mình hấy cô bạn hàng xóm cúi xuống cởi giày cho chồng khi anh chồng vừa về đến cửa. Anh chồng thản nhiên nhìn vợ làm, chẳng chút áy náy nào hiện lên trên nét mặt. Còn cô vợ thì trông rất vui sướng. Hình ảnh phụ nữ Nhật ngày xưa chiều chồng bỗng chốc trở về trong cảnh tượng ấy khiến tôi không thể hiểu nổi. Bây giờ thế kỷ 21 đã trôi qua gần hai thập niên, còn cô vợ hàng xóm đó vẫn đi làm mỗi ngày giống như anh chồng chứ không phải ở nhà nội trợ chờ chồng đi làm về.
Tất nhiên, vợ chồng họ hạnh phúc, vì chả bao giờ thấy họ cãi nhau. Nhưng người vợ có cần phải mua hạnh phúc bằng cách phục vụ chồng từ A-Z?
Những hình mẫu phụ nữ sẵn sàng thay đổi bản thân vì một người đàn ông hoặc có sẵn bản năng “phụ nữ sinh ra để phục vụ đàn ông” không phải hiếm ở Việt Nam. Chính họ đã nuôi giữ tư tưởng đàn ông mới là trung tâm của gia đình và xã hội ở đất nước này, nên cho dù một năm có vài ngày đến cả chục ngày tôn vinh phụ nữ thì cũng ví như “muối bỏ bể” hoặc chỉ là giải pháp “an ủi” mà thôi.
Một cô gái trẻ khác mà tôi biết đang làm thủ tục ly dị chồng sau hai tháng cưới nhau. Họ đã có một đám cưới rình rang tốn kém và cô dâu đã tràn đầy vẻ xúc động khi xem lại đoạn phim quay cảnh chú rể cầu hôn. Chỉ một tuần làm dâu ở nhà chồng, cô đã nếm mùi đòn của chồng khi cô dám cãi lời anh ta. Và sau một tháng, những vết bầm tím xuất hiện khắp trên mặt mũi khiến cô phải nói dối với đồng nghiệp là bị…té xe. Trong thời gian chờ ly dị, cô gái đã về ở nhà mẹ và quyết tâm thay đổi diện mạo để …xả xui. Sau một tuần nghỉ phép, cô xuất hiện tại công ty với một vẻ ngoài khác hẳn: đôi mắt mí lót giờ thành hai mí to, cái mũi hỉnh giờ cao vót, hàm răng được niềng và mái tóc vàng hoe. Có người bảo cô đẹp hơn nhưng trông giống hệt các cô hotgirl nhan nhản trên mạng chứ không còn tí nét riêng nào. Cô cười bảo, mình phải thay đổi để chờ đón một tấm chồng mới xứng đáng hơn. Dường như cô cho rằng cuộc hôn nhân cũ của mình sớm gãy đổ do cô chưa đủ xinh đẹp chứ không phải do cô đã chọn lầm chồng.
Những hình mẫu phụ nữ sẵn sàng thay đổi bản thân vì một người đàn ông như cô gái trẻ hoặc có sẵn bản năng “phụ nữ sinh ra để phục vụ đàn ông” như hai người phụ nữ kể trên kể không phải hiếm ở Việt Nam. Chính họ đã nuôi giữ tư tưởng đàn ông mới là trung tâm của gia đình và xã hội ở đất nước này, nên cho dù một năm có vài ngày đến cả chục ngày tôn vinh phụ nữ thì cũng ví như “muối bỏ bể” hoặc chỉ là giải pháp “an ủi” mà thôi.
Bạn sẽ hỏi còn cuộc sống của tôi như thế nào mà dám lên mặt giảng giải? Xin thưa, tôi chỉ là một người nội trợ, hàng ngày đi chợ bằng tiền lương của chồng và nói thật là… tôi cũng không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn đàn bà kể trên: lúc nào cũng sợ chồng bỏ mình vì “một bóng hồng” khác. Dĩ nhiên, tôi không dại khoe chồng mình là ai.
Ước gì có một ngày chả ai ca bài tôn vinh phụ nữ nhưng ra đường lúc nào phụ nữ cũng được ưu tiên chọn lựa thì hạnh phúc biết mấy.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.