Đừng bắt học sinh bài nào cũng phải thuộc lòng!

15/09/2015 00:00 GMT+7

Mục đích của học thuộc lòng rõ ràng là vì điểm số trước mắt, chứ đó là kiểu học rất mất thời gian mà lại không thấm. Do không cần tư duy, sáng tạo nên sau thời gian ngắn là quên sạch kiến thức. Vậy mà, ‘căn bệnh’ học thuộc lòng vẫn đang hoành hành trong các trường phổ thông.

Mục đích của học thuộc lòng rõ ràng là vì điểm số trước mắt, chứ đó là kiểu học rất mất thời gian mà lại không thấm. Do không cần tư duy, sáng tạo nên sau thời gian ngắn là quên sạch kiến thức. Vậy mà, ‘căn bệnh’ học thuộc lòng vẫn đang hoành hành trong các trường phổ thông. 

Giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh dò bài môn địa lý cho học sinh lớp 12 trong những ngày ôn tập cuối - Ảnh: Đào Ngọc ThạchGiáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh dò bài môn địa lý cho học sinh lớp 12 trong những ngày ôn tập cuối - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Đầu năm học, muốn nói chuyện điện thoại với cô cháu gái ở xa để hỏi thăm tình hình học hành thế nào thì mẹ cháu bảo: “Thôi để lúc khác em, cháu nó đang lo chép phạt cho xong, sắp đến giờ đi học rồi”. Chị giải thích, vì hôm trước kiểm tra miệng môn Địa, cháu không thuộc bài nên cô bắt về chép phạt cho thuộc.
Lại hôm rồi có dịp gặp cô giáo cũ, cô nói thấy thương học trò lớp cô chủ nhiệm năm nay vì chúng bị hết cô bộ môn này đến cô bộ môn khác bắt học ác quá. Có cô yêu cầu cả lớp ở lại sau 5 tiết để học thuộc bài môn của mình vì sợ sang tuần sau mới có tiết thì chúng nó quên hết. Cô khác thì bắt học cuốn chiếu, nghĩa là hôm nay khảo bài 1, 2, 3, học bài 4; tiết sau học bài 5, khảo bài 2, 3, 4.
Nghe hai câu chuyện, tôi thấy buồn vì sau nhiều lần cải cách dạy và học, những tưởng các em giờ không còn phải học theo kiểu môn nào cũng thuộc lòng, nào ngờ vẫn vậy.
Nhớ lại thời đi học, đặc biệt là những năm cuối cấp, chúng tôi cũng từng quay cuồng với những bài học thuộc lòng. Hằng đẳng thức, định nghĩa, định lý... phải chính xác đã đành, đằng này những môn xã hội như văn, sử, địa, công dân cũng phải thuộc từng câu chữ. Sau ca chiều, chúng tôi ăn vội cái bánh, gói xôi hay hộp bắp xào rồi vào tiếp ca tăng cường buổi tối, chỉ để chia nhóm khảo cho thuộc lòng môn sinh, môn sử hay ngồi chép dàn ý môn văn mà cô giáo soạn sẵn cho.
Nguy hiểm hơn, sau bao nhiêu năm chuyên học thuộc lòng những bài đã được soạn sẵn từng câu từng chữ dẫn đến kỹ năng trình bày, nêu ý kiến cá nhân của nhiều “cựu học sinh” rất kém. Trong nhiều trường hợp cần phát biểu thường thấy cảnh đùn đẩy nhau, rồi một người đại diện cho nhiều người để nói những vấn đề... rất cá nhân. Thậm chí nhiều lãnh đạo, quan chức ở Việt Nam mỗi lần phát biểu là đứng cầm giấy đọc từ đầu đến cuối.
Không biết những nơi khác thế nào chứ trường cấp 2 tôi học nằm ở khu vực nội thành TP.HCM hồi đó còn yêu cầu ở nhà phụ huynh cũng phải khảo bài con em mình, sau đó ký tên, xác nhận vào sổ báo bài là đã thuộc hay chưa. Cha mẹ chúng tôi, nhiều người lúc trước vì điều kiện gia đình khó khăn không được đi học hay chỉ học hết vỡ lòng đành ký đại cho xong, chứ “bố mẹ chịu, biết gì mà khảo”.
Lên cấp 3, ấn tượng nhất là đề cương ôn thi tốt nghiệp phổ thông môn Sử của một trường cùng quận: đề cương được thầy cô dày công soạn kỹ đến độ phần trả lời cho từng câu hỏi được trình bày dưới dạng một bài văn, gồm mở đề, nội dung chính và kết; mượt mà trong cách diễn đạt, cách nối câu, chuyển đoạn... Vì thế, dù rất dày nhưng cuốn đề cương ấy được học sinh các trường lân cận thi nhau mượn về photo. Bởi không cần động não nhiều, chỉ cần học thuộc lòng, đi thi sẽ có điểm tốt.
Mục đích của học thuộc lòng rõ ràng là vì điểm số trước mắt, chứ đó là kiểu học rất mất thời gian mà lại không thấm. Do không cần tư duy, sáng tạo nên sau thời gian ngắn là quên sạch kiến thức. Kiểu học này cũng khiến thui chột hứng thú học tập, thực tế môn nào thầy cô bắt phải học thuộc lòng nhiều là y rằng không còn say mê với môn đó.
Nguy hiểm hơn, sau bao nhiêu năm chuyên học thuộc lòng những bài đã được soạn sẵn từng câu từng chữ dẫn đến kỹ năng trình bày, nêu ý kiến cá nhân của nhiều “cựu học sinh” rất kém. Trong nhiều trường hợp cần phát biểu thường thấy cảnh đùn đẩy nhau, rồi một người đại diện cho nhiều người để nói những vấn đề... rất cá nhân. Thậm chí nhiều lãnh đạo, quan chức ở Việt Nam mỗi lần phát biểu là đứng cầm giấy đọc từ đầu đến cuối.
Thiết nghĩ, chuyện môn nào cũng học thuộc lòng tồn tại trong giáo dục Việt Nam nay cần nghiêm túc nhìn lại.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.