'Cô dâu 8 tuổi' và hội chứng hăng hái phê bình

29/06/2015 11:22 GMT+7

Trong khi khán giả bình dân miệt mài xem phim truyện dài tập, và nhà đài luôn nghiên cứu thị hiếu của tầng lớp khán giả này để đáp ứng nhu cầu thì giới trí thức Việt không hề liếc mắt vào màn ảnh để xem chúng nhưng lại luôn phản đối.

Trong khi khán giả bình dân miệt mài xem phim truyện dài tập, và nhà đài cùng các nhà làm phim luôn nghiên cứu thị hiếu của tầng lớp khán giả này để đáp ứng nhu cầu thì giới trí thức Việt không hề liếc mắt vào màn ảnh để xem chúng nhưng lại luôn phản đối.

Những cảnh khóc lóc haynhìn nhau dài lê thê trong 'Cô dân 8 tuổi' khiếm khán giả ngán ngẩm - Ảnh chụp màn hình YouTube'Cô dâu 8 tuổi' có nhiều cảnh khóc lóc, nhìn nhau dài lê thê - Ảnh chụp màn hình YouTube
Giới trí thức chỉ xem thời sự, bóng đá hoặc những chương trình giải trí có thời lượng ngắn... Còn những bộ phim truyện dài tập họ chỉ xem qua vài tập cho biết hoặc nếu nghe bàn tán quá thì cũng cố bật màn hình lên “thử xem sao”. Nhưng cũng chỉ được đôi ba tập rồi bỏ ngang, cho dù là chất lượng thế nào đi chăng nữa.
Do giới trí thức Việt lâu ngày không chịu xem phim (ngay với cả phim chiếu rạp) nên dần hình thành nên một quá trình chọn lọc xu hướng làm phim hoặc nhập khẩu phim là không sản xuất hoặc nhập khẩu những bộ phim có giá trị tư tưởng cao quá, vì tỷ lệ người xem quá thấp, thay vào đó là những bộ phim sát với thị hiếu của khán giả bình dân hơn để có người xem.
Nhưng trong khi làm như vậy thì giới trí thức lại phản ứng, có khi rất gay gắt, mặc dầu tầng lớp thưởng thức chủ lực là giới bình dân rất thỏa mãn. Nghịch lý là giới trí thức thay mặt luôn cho cả giới bình dân để lên tiếng phê bình các nhà làm phim hoặc nhập khẩu phim. Thậm chí, trước đây từng tạo nên một diễn đàn phê bình cái gọi là “thảm họa phim Việt”.
Đơn cử như bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” của Ấn Độ đang phát sóng trên Today TV. Tôi đã xem một số tập, thấy mặc dầu cốt truyện giản đơn và có phần kéo dài nhưng nó đúng là phim của giới bình dân. Thế nhưng giới trí thức lại la ó phản đối. Những bài viết như muốn ăn tươi nuốt sống bộ phim này xuất hiện trên nhiều báo. Nào là “Những cảnh quay ngứa mắt của cô dâu 8 tuổi”, “Chỉ muốn đập ti vi vì cô dâu 8 tuổi”, rồi thì “Thêm những cảnh quay trong cô dâu 8 tuổi khiến người xem lộn ruột”, “Bà giận cháu, mẹ dỗi con vì Cô dâu 8 tuổi”...
Tôi tin rằng, những người phản đối bộ phim chắc chắn không phải là những “tín đồ” của phim dài tập, mà họ chỉ thảng hoặc ghé mắt qua mà thôi. Ngay cả các nhà báo viết bài phê bình phim tôi chắc cũng không phải là những người thuộc nhóm người thích xem phim đâu.
Vậy thì anh dựa vào cái gì để viết bài phê bình phim, để anh la ó phản đối phim?
Ơ hay! Tại sao chúng ta suốt ngày chê món ăn mà chúng ta không hề đụng đũa, còn người ăn món ấy thì chẳng nói gì.
Muốn phê bình phim, anh phải biết phim ấy làm ra cho ai xem. Và anh phải đứng trên góc nhìn của số đông đang xem phim ấy để nói. Không thể áp đặt suy nghĩ từ bản thân cho người khác rồi nói thảm họa này thảm họa kia.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.