Tranh luận hay chửi bới?

Đôi khi, một làn sóng dư luận dấy lên bình luận về một vấn đề nào đó có liên quan đến ý kiến đề xuất của một ai đó, với một kiểu thái độ rất khó hiểu.

Là khó hiểu về thái độ tranh luận học thuật. Mỗi chúng ta, luôn đòi hỏi sự tôn trọng của người khác đối với ý kiến của bản thân mình, thì cũng phải đồng thời học cách tôn trọng ý kiến của người khác.
Bản thân tôi, người viết bài này, xin thẳng thắn bày tỏ quan điểm rằng, tôi không ngại bày tỏ sự không đồng thuận với ý kiến của ai đó. Nhưng có điều, sự không đồng thuận đó phải dựa trên hai cơ sở quan trọng. Cơ sở thứ nhất, là sự hiểu biết rõ ràng về những khía cạnh chuyên môn có liên quan đến một vấn đề được nêu ra. Cơ sở thứ hai là thái độ tôn trọng.

tin liên quan

‘Cãi thầy’
Thầy giáo chủ nhiệm năm lớp 10 của tôi kể lại. Đầu năm học, có một cậu học sinh khi được gọi lên bảng kiểm tra bài đã đưa vở cho thầy bằng một tay, còn tay kia đút túi quần.
Thôi thì những chuyện chuyên môn ta sẽ không đề cập ở đây, vì sự khác biệt về lĩnh vực chuyên môn có thể dẫn đến hiểu nhầm. Nhưng chuyện tôn trọng thì phải bàn.
Chẳng ai cấm bạn bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình về một quan điểm nào đó, của ai đó. Nhất là, chẳng ai bắt buộc bạn phải đồng tình. Ngay bây giờ, ngay lúc đọc đến chỗ này của bài viết, bạn hoàn toàn có quyền nói to lên rằng, tôi không đồng tình với ý kiến của một ai đó. Và sau đó bạn có thể nêu hàng lô hàng lốc những lý lẽ hay viện dẫn hàng loạt ví dụ để thể hiện ý kiến của mình mà không phải lo lắng bị đánh giá gì về thái độ tranh luận đâu. Bởi lẽ, bạn đã tham gia một tranh luận với quan điểm rành mạch và với lý lẽ cụ thể, dẫn chứng tường tận. Tranh luận học thuật cần điều đó ở mỗi chúng ta để có thể giúp nhau cùng tìm ra chân lý, hoặc chí ít là tiến gần đến chân lý.
Tranh luận vào chính vấn đề đang bàn với một ý thức đóng góp có trách nhiệm cho cuộc tranh luận đó là một nguyên tắc vàng cần được tôn trọng mỗi khi chúng ta tham gia tranh luận.
Và, có một số điều tối kỵ khi tham gia tranh luận. Một trong những tối kỵ đó là không tấn công vào người. Bạn là ai, khi mà bạn chưa hề nêu được một lý lẽ nào thỏa đáng hay đóng góp thêm một phân tích gì có giá trị vào cuộc tranh luận, mà đã ngay lập tức buông lời chửi bới, thóa mạ người mà bạn đang tranh luận? Chỉ vì ý kiến của người đó khác với hình dung của bạn.

tin liên quan

Tranh luận… tới bến
Những bạn trẻ là 'dân' công nghệ đã có phiên tranh luận... tới bến về xu hướng công nghệ, thể hiện góc nhìn đa chiều về việc có nên theo đuổi để thành công.
Chẳng hạn, bạn thử nhẩm lại xem, có trường hợp, một ý kiến đề xuất nào đó, kể từ lúc báo chí giới thiệu và đăng tải lên mặt báo, đã có bao nhiêu lời tranh luận kiểu chửi rủa. Và so luôn xem có chừng nào những lý lẽ có giá trị được viện dẫn? Sự chênh lệch giữa hai con số đó cũng sẽ phản ánh sự chênh lệch về trình độ tham gia tranh luận của xã hội chúng ta hiện nay. Và tôi e rằng, chúng ta sẽ nhận ra một thực tế đáng buồn về văn hóa tranh luận.
Rằng nhiều người Việt mình bây giờ trên mạng, chưa kịp hiểu mình đang tranh luận chuyện gì, thì đã vội vàng chửi.
Vậy ta tìm kiếm được chân lý gì nhờ chửi bới?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.