Cần học tập tính tiên phong của Đà Nẵng

24/05/2015 11:16 GMT+7

Nhiều người cho rằng việc thành phố Đà Nẵng dẹp 70% ban chỉ đạo kém hiệu quả không có gì đáng khen vì lập ra các ban này cũng là các ông ấy, giờ thấy nó hình thức các ông tất phải lo mà dẹp đi. Tôi thấy, nhận định như vậy là chưa thấu đáo.

Nhiều người cho rằng việc thành phố Đà Nẵng dẹp 70% ban chỉ đạo kém hiệu quả không có gì đáng khen cả vì lập ra ban này, ban kia cũng là các ông ấy, giờ thấy nó hình thức các ông ấy tất phải lo mà dẹp đi. Tôi thấy, nhận định như vậy là chưa thấu đáo.

Lễ hội bắn pháp hoa hàng năm trên sông Hàn, Đà Nẵng - Ảnh: Nguyễn TúLễ hội bắn pháp hoa hằng năm trên sông Hàn đã trở thành một sự kiện độc quyền ấn tượng của Đà Nẵng - Ảnh: Nguyễn Tú
Chúng ta đều biết, rất nhiều tỉnh thành ở Việt Nam có đủ điều kiện thích hợp để tổ chức các cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế, thế nhưng vì sao Đà Nẵng là địa phương nghĩ ra chuyện này đầu tiên và tổ chức chu đáo. Hơn thế, còn được trung ương cho độc quyền và trở thành một sự kiện gây ấn tượng cả trong và ngoài nước.
Ai cũng biết, thi tuyển là phương thức tiên tiến nhất để chọn được người lãnh đạo phù hợp yêu cầu công việc. Đây là bước đột phá trong công tác tổ chức cán bộ vốn rất cũ kỹ ở nước ta là nặng về quá trình cống hiến và thành tích, vì thế người trẻ ít có cơ hội để phát huy khả năng. Thi tuyển cán bộ tạo ra sân chơi công bằng cho các đối tượng hội đủ điều kiện, là cách thức trẻ hóa và tăng chất lượng đội ngũ cán bộ.
Tôi nghĩ, lãnh đạo từ trung ương tới địa phương đều ít nhiều biết đều này nhưng nhận thức là một chuyện, còn hành động là chuyện khác. Đà Nẳng là một số rất ít các tỉnh, thành trong cả nước đi tiên phong tổ chức thi tuyển và được cộng đồng hết sức ủng hộ.
Chuyện Đà Nẵng dẹp 70% ban chỉ đạo hình thức, không hiệu quả theo tôi còn “dũng cảm” hơn cả hai chuyện vừa nêu trên. Mô hình “ban chỉ đạo” đã có và tồn tại từ mấy chục năm nay, từ cấp trung ương đến cấp xã, phường. Ở trung ương, cấp lãnh đạo như thủ tướng làm trưởng ban vài chục ban chỉ đạo; các phó thủ tướng, bộ trưởng cũng làm trưởng ban hay phó ban hoặc ủy viên vài chục ban chỉ đạo. Chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh, thành, huyện thị cũng tương tự. Ngay ở Đà Nẵng, một phó chủ tịch phường phụ trách văn xã cũng tham gia gần 20 ban chỉ đạo.
Ban chỉ đạo là một hình thức tổ chức phối hợp các quan chức ở nhiều cơ quan khác nhau nhằm thực hiện một nhiệm vụ thường xuyên hay chương trình mục tiêu. Trong khi đó, về mặt chức năng, các cơ quan có người tham gia ban chỉ đạo cũng đã được giao vai trò như vậy nên rất nhiều ban chỉ đạo chồng chéo, hình thức, không hiệu quả nhưng vẫn tồn tại mấy chục năm qua. Nhiều người thấy điều này nhưng không mấy ai lên tiếng chứ đừng nói dẹp bỏ!
Có đặt trong bối cảnh đây là mô hình xuất phát từ trung ương hiện vẫn tồn tại, nhiều đời lãnh đạo tiền nhiệm ở Đà Nẳng cứ thế mà triển khai tại địa phương mình thì sẽ thấy những người lãnh đạo đương nhiệm thành phố Đà Nẵng đi tiên phong trong việc dẹp bỏ đến 70% ban chỉ đạo chỉ còn hình thức là hành động dũng cảm, đáng khen.
Có thể nói, một bộ phận có thẩm quyền ở Đà Nẳng đã thể hiện tư duy và hành động tiên phong. Đứng trước một thực trạng chung mà tỉnh, thành nào cũng đối mặt nhưng là địa phương đầu tiên đưa ra giải pháp đột phá, không ngại đụng chạm, được xã hội đồng thuận thì đó là tiên phong.
Thiết nghĩ, có phương pháp suy nghĩ năng động sáng tạo đúng đắn thì chắc chắn sẽ nảy sinh những ý tưởng tiên phong, hành động tiên phong.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.