Camera có ngăn được tiêu cực ?

11/12/2019 07:00 GMT+7

Theo báo cáo của ngành chức năng, năm 2018, chỉ có 1 CSGT bị xử lý vi phạm, cán bộ này thuộc khối văn phòng.

Giải thích về việc mua camera để gắn trên ngực, CSGT TP.HCM cho biết để “hạn chế tình trạng cự cãi, không phối hợp hoặc chống người thi hành công vụ”; đồng thời, người vi phạm sẽ e dè, tâm lý sợ bị ghi hình nên không dám đưa hối lộ.
Theo báo cáo của ngành chức năng, năm 2018, chỉ có 1 CSGT bị xử lý vi phạm, cán bộ này thuộc khối văn phòng. Cũng trong năm này, có 378 lượt nêu gương cán bộ liêm chính không nhận hối lộ, tổng số tiền gần 100 triệu đồng. Như vậy, có thể hiểu CSGT làm nhiệm vụ ngoài đường như điều tiết, tuần tra, xử phạt không gặp trở ngại gì và luôn hoàn thành công việc dù không cần đến camera giám sát. Về việc người vi phạm cự cãi hay “xin xỏ” là chuyện dễ hiểu bởi khi bị phạt là đụng đến túi tiền. Chuyện này rất bình thường nếu lực lượng CSGT nhã nhặn giải thích để người vi phạm hiểu cũng như thẳng thừng từ chối nhận hối lộ từ người vi phạm. Như vậy, cần gì đến camera nào giám sát?
Có thể thấy mục đích chính của việc trang bị camera là để bảo vệ CSGT trong quá trình tuần tra, xử lý vi phạm trong khi những lợi ích mang lại cho người dân khá mờ nhạt. Một thực tế đáng buồn đang diễn ra là nhiều clip về hoạt động của CSGT bị tung lên mạng xã hội khiến dư luận bức xúc, phần lớn vì thái độ ứng xử với người dân, từ chửi thề cho đến nghi vấn “tiếp thị sữa”. Nếu được sắm thêm camera thì những hình ảnh xấu như vậy liệu có được quay lại và công bố cho người dân biết, hay chỉ để chấn chỉnh nội bộ?
Còn nhớ, CSGT TP.HCM khẳng định sẽ tiếp nhận hình ảnh, clip liên quan đến hoạt động của chiến sĩ. Đây là kênh thông tin khách quan mà không tốn thêm kinh phí, sao CSGT TP.HCM không tiếp tục phát huy...
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.