Bao giờ làng cổ Đường Lâm được như Hội An?

17/09/2015 10:55 GMT+7

Chỉ từ một phố cổ nhỏ, xuống cấp, phố cổ Hội An (Quảng Nam) nay đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của miền Trung. Vậy sao làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), nơi chỉ cách Hà Nội 50 km, đường xá dễ đi, vẫn chưa bứt phá để phát triển du lịch?

Chỉ từ một phố cổ nhỏ, xuống cấp, phố cổ Hội An của tỉnh Quảng Nam nay đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của miền Trung. Vậy sao làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), mảnh đất tự hào đang thờ 2 vị vua: Ngô Quyền và Phùng Hưng ,nơi chỉ cách Hà Nội 50 km, đường xá dễ đi, vẫn chưa bứt phá để phát triển du lịch?

Cổng làng cổ Đường Lâm - Ảnh: Phong LanCổng làng cổ Đường Lâm - Ảnh: Phong Lan
Theo ban chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích làng cổ ở Đường Lâm, 8 tháng đầu năm 2015, Đường Lâm đã đón tiếp, hướng dẫn 100.000 lượt khách tham quan di tích làng cổ, thu phí trên 1,2 tỷ đồng. Tại đây hiện có 68 hộ dân tham gia làm dịch vụ du lịch và tạo các sản phẩm phục vụ khách dụ lịch.
Đây là một cố gắng của Ban quản lý di tích sau sự cố xảy ra vào tháng 3 năm 2013, khi một số hộ dân làng cổ Đường Lâm làm đơn gửi đi các cấp xin được... trả lại danh hiệu di tích cấp quốc gia mà trước đó làng Đường Lâm được phong. Trong những nguyên cớ sâu xa, có phần nào do cách phân chia quyền lợi chưa công bằng khi địa phương chỉ hỗ trợ kinh phí để bảo tồn một vài nhà cổ, trong khi hầu hết dân làng đều phải chịu cảnh muốn xây dựng, tu sửa nhà nhưng không được phép do nhà nằm trong khu di tích.
Thu 5 triệu tiền vé vào thăm làng cổ mỗi ngày là cố gắng của Ban quản lý di tích Đường Lâm. Nhưng nếu không đầu tư thêm công sức, trí tuệ để tìm cách cho ngành du lịch Hà Nội có được một tầm nhìn mới hơn, tôi e rằng nó cũng sẽ rất ì ạch, còn xa mới có được viễn cảnh như khu đô thị cổ Hội An hôm nay.
Đường làng - Ảnh: Phong LanĐường làng Đường Lâm - Ảnh: Phong Lan
Một đồng nghiệp của tôi ở Đà Nẵng mới cung cấp cho tôi con số rất đáng suy nghĩ. Năm 2014, ban quản lý khu di tích Hội An thu được hơn 90,5 tỷ đồng tiền bán vé tham quan ở 2 địa điểm phố cổ và làng gốm Thanh Hà ( với 841.000 du khách, trong đó có 581.000 khách quốc tế ). Ban quản lý khu di tích đã hỗ trợ đến 75 % kinh phí thu được cho những gia đình trong diện được xét ưu tiên cải tạo trước để có điều kiện duy tu, sửa nhà đúng quy định, khiến người dân rất phấn khởi .
Nhưng để có được con số này, nó phải được bắt nguồn từ tầm nhìn của người đứng đầu địa phương. Tôi đã từng được gặp ông Nguyễn Sự ông khi ông mới làm Chủ tịch thị xã Hội An. Hồi đó, ông đã mạnh bạo đưa ra kế hoạch thu tiền vé vào tham quan cao gấp cả chục lần trước đó. Ông ra quyết định cấm xe máy, xe ô tô vào phố cổ . Hơn thế, ông vận động và cấp thêm kinh phí cho người dân trên đảo Cù Lao Chàm (ngay sát khu phố cổ Hội An) xây nhà vệ sinh, xóa cảnh sinh hoạt nhếch nhác trước đây. Bản thân ông không ngại mưa nắng đi vận động, kiểm tra người dân sống vệ sinh, giữ môi trường trong sạch. Chỉ sau 3 tháng, Cù lao Chàm đã có cả trăm hộ có nhà vệ sinh.
Phơi lúa trước sân nhà cổ trong làng Đường Lâm - Ảnh: Nguyễn HữuPhơi lúa trước sân nhà cổ trong làng Đường Lâm - Ảnh: Nguyễn Hữu
Mọi sự so sánh đều có thể khập khiễng. Hà Nội cách Đường Lâm 50 km. Đà Nẵng cách Hội An gần 40 km? Đến Hà Nội, không có nhiều du khác biết làng cổ Đường Lâm, nhưng nếu đã đến Đà Nẵng, thì Hội An là điểm đến không thể thiếu. Hội An cũng là vùng ven biển, phù hợp cho du khách đi nghỉ dưỡng cho nên cũng khó có chuyện Đường Lâm mơ được như Hội An. Song, nếu muốn quy hoạch làng cổ Đường Lâm thành một điểm du lịch hấp dẫn, thì ít nhất, Hà Nội không thể chỉ giới hạn trong việc chỉnh trang lại ngôi làng, nó còn bao gồm cả những việc như: hướng giãn dân làng cổ ra sao; nơi sinh cơ, lập nghiệp mới cho họ thế nào…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.