Án tử hình là công lý báo thù và do nhân dân quyết định

21/12/2015 11:48 GMT+7

Hiện nay, có luồng ý kiến cho rằng mức án của Vũ Văn Tiến trong vụ án Bình Phước là có phần nặng, có thể cho Tiến hưởng mức chung thân. Về vấn đề này, tôi xin được trao đổi thêm.

Hiện nay, có luồng ý kiến cho rằng mức án của Vũ Văn Tiến trong vụ án Bình Phước là có phần nặng, có thể cho Tiến hưởng mức chung thân. Về vấn đề này, tôi xin được trao đổi thêm.

Ba kẻ thủ ác trong vụ án Bình Phước: Trần Đình Thoại, Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn tiến (từ trái qua) - Ảnh: Trương Nguyễn.Ba kẻ thủ ác trong vụ án Bình Phước: Trần Đình Thoại, Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn tiến (từ trái qua) - Ảnh: Trương Nguyễn.
Như tôi từng phân tích trong một số bài báo trước đây, hình phạt ngoài tính răn đe thì còn có tính báo oán, hay còn gọi cách khác là tính công lý báo thù (công lý thay mặt nạn nhân mà báo thù kẻ ác). Trong các mức hình phạt, mức tử hình thể hiện rõ nét nhất tính công lý báo thù.
Khi làm luật cũng như khi áp dụng luật, với tính răn đe, thì người ta cân nhắc góc độ khoa học pháp lý, mức án thế nào thì đảm bảo răn đe vừa đủ. Ở đây người ta dựa vào các các kết quả nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm của các nước…
Có thể cùng một tội ác, nhưng ở Thụy Điển thì cộng đồng chấp nhận mức chung thân nhưng Việt Nam lại không chấp nhận mức ấy. Nói cách khác, án tử hình là do nhân dân, do xã hội quyết định, từ giai đoạn làm luật cho đến giai đoạn xét xử.
Nhưng với tính công lý báo thù, người ta phải dựa vào tâm lý cộng đồng. Mức án thế nào để cộng đồng thấy thỏa mãn cho những tội lỗi mà tội phạm gây nên. Xử một người nào đó tội chết hoặc tha chết cho một ai đó thì cộng đồng sẽ phục hay không phục. Từ đó mà quy định hình phạt khi xây dựng luật hoặc lượng hình khi xử án.
Có thể cùng một tội ác, nhưng ở Thụy Điển thì cộng đồng chấp nhận mức chung thân nhưng Việt Nam lại không chấp nhận mức ấy. Nói cách khác, án tử hình là do nhân dân, do xã hội quyết định, từ giai đoạn làm luật cho đến giai đoạn xét xử.
Chủ tọa phiên tòa cần lắng nghe tiếng nói nhân dân, tiếng nói cộng đồng. Nếu nhân dân không muốn tha, cộng đồng không muốn tha, mà người xét xử tha, thì hậu quả rất lớn vì tâm lý cộng đồng không thỏa mãn. Ngược lại nếu cộng đồng thông cảm với phạm nhân, muốn cho phạm nhân cơ hội sống mà người lượng hình không lắng nghe được mong muốn ấy, tuyên án nặng nề thì cũng là không tốt.
Trở lại vụ án Bình Phước. Bản thân tôi cũng không dám phát biểu là có nên tha tội chết cho Tiến hay không. Nhưng tôi nghĩ, nếu còn có ý kiến băn khoăn từ phía cộng đồng hoặc từ các luật sư thì nên làm cuộc thăm dò dư luận để xem nhân dân nghĩ gì, mong muốn gì trong việc báo thù cho 6 nạn nhân. Tiến có đáng chết hay không, không phải là từ lý luận của luật sư hoặc là các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng này kia mà từ các vị thần công lý trong lương tri của mỗi con người Việt Nam. Nếu các vị thần công lý ấy gật đầu tha tội chết thì Tiến được tha, nếu các vị thần công lý ấy lắc đầu thì Tiến phải chết.
Nhân đây, tôi cũng muốn nói lại vấn đề xóa hay duy trì một số án tử hình. Vừa qua, với một số tội thuộc nhóm kinh tế, Quốc hội đã xóa mà không qua thăm dò dư luận, cũng đôi phần thiếu sót tuy là không nghiêm trọng lắm. Tuy nhiên với nhóm tội “Xâm phạm tính mạng sức khỏe của con người”, tức là các tội giết người, khi Quốc hội muốn xóa thì nhất thiết phải qua thăm dò ý kiến nhân dân.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.