Đừng để nông dân 'chết' oan

28/02/2014 03:15 GMT+7

Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi Thanh Niên ngày 26.2 đăng bài Thê thảm giá gia cầm.

Chỉ là lợi dụng

Nhà nước cần phải khoanh vùng, công bố những khu vực bị nhiễm dịch cúm. Nơi nào bị dịch thì có biện pháp xử lý, nơi nào không bị dịch cúm phải có biện pháp bảo vệ. Các hiệp hội chăn nuôi cũng nên có biện pháp bảo vệ nông dân trong việc bán đàn gia cầm của mình.

Cao
(caoco66@yahoo.com.vn)

Nguy cơ khan hiếm

Tôi nghĩ rằng, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm thì cũng phải có biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho các sản phẩm gia cầm khi đưa ra thị trường để người dân yên tâm tiếp tục sử dụng các sản phẩm gia cầm, tránh hiện tượng tẩy chay cực đoan đối với các sản phẩm gia cầm. Làm được như vậy thì giá gia cầm tại những vùng không bị dịch bệnh mới không bị rớt giá.

Như Quỳnh
(nguyennhuquynh80@yahoo.com)

Phạm Thị Hoàng  Do dịch nên gia cầm bệnh bị tiêu hủy nhiều khiến số lượng gia cầm sụt giảm, lẽ ra các sản phẩm gia cầm tại những vùng an toàn sẽ được nâng giá. Tôi nghĩ rằng công tác quản lý từ khâu kiểm dịch đến quản lý về giá, về việc mua bán các sản phẩm gia cầm vẫn chưa được chú trọng, khiến nông dân chịu thiệt thòi.

Phạm Thị Hoàng
(H.Định Quán, Đồng Nai)

Làm nông dân ở nước ta thật khổ, chưa kịp đối phó với dịch cúm đã phải lo đối mặt với giá cả thị trường. Vì vậy, nhà nước cần phải có cơ chế quản lý về giá nông sản hữu hiệu hơn để nông dân yên tâm sản xuất.

Trần Quang Điểm
(H.Nhà Bè, TP.HCM)

Trần Quang Điểm 

 Hải Nam
(thực hiện)

BAN CTBĐ
(tổng hợp)

 >> Thê thảm giá gia cầm  
>> Mỗi ngày phát sinh 2 ổ dịch cúm gia cầm

 >> 17 tỉnh đang có dịch cúm gia cầm H5N1

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.