Tôi có ý kiến: Phải kết nối mới phát triển được

27/02/2016 05:09 GMT+7

Đó là ý kiến nhiều bạn đọc về thực trạng giao thông tại TP.HCM nêu trong bài Hàng loạt “ốc đảo” nằm đợi cầu đăng trên Thanh Niên ngày 26.2.

Đó là ý kiến nhiều bạn đọc về thực trạng giao thông tại TP.HCM nêu trong bài Hàng loạt “ốc đảo” nằm đợi cầu đăng trên Thanh Niên ngày 26.2.

Xe 2 bánh, 4 bánh nối đuôi nhau trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Q.7 hướng về trung tâm TP sáng 23.2 - Ảnh: Diệp Đức MinhXe 2 bánh, 4 bánh nối đuôi nhau trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Q.7 hướng về trung tâm TP sáng 23.2 - Ảnh: Diệp Đức Minh
Vội vàng khi cấp phép
Nhiều khu đô thị mới trở thành “ốc đảo” cho thấy sự kết nối hạ tầng thiếu đồng bộ, phát triển các dự án bất động sản quá nhiều trong vùng lõm của các khu dân cư hiện hữu. Thực tế cho thấy nhiều chủ đầu tư được cấp phép xây dựng một cách vội vã tại những khu đất trống, hoặc mua lại đất làm dự án, mà trước khi cấp phép, chính quyền chưa tính đến hết lưu lượng người và xe lưu thông trong từng khu vực như thế nào, đường nào để họ thoát ra khi rời khỏi nhà… Vì vậy, ngày càng xuất hiện nhiều “ốc đảo” giữa lòng thành phố cũng là điều dễ hiểu!
Nguyễn Văn Trấn
(Q.Tân Bình, TP.HCM)
Thật tiếc cho dự án Thanh Đa !
Bán đảo Thanh Đa là một khu vực rất đẹp của TP.HCM, nhưng theo tôi biết, nhiều nhà đầu tư đến “dòm ngó” rồi lại bỏ đi, bởi thiếu cấu đường kết nối. Nếu cứ để mãi tình trạng như vậy thì làm sao phát triển được? Với nước ngoài, nếu có một khu vực có địa thế đẹp như vậy, họ sẽ xây dựng thành một khu đô thị sinh thái rất tuyệt vời từ lâu rồi. Tại sao chúng ta không làm được?
Hoàng An
(Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
Thiếu cân đối
KTS Đặng Vũ Doãn đã chỉ ra rất đúng về cách làm quy hoạch tổng thể đô thị TP.HCM thiếu tính cân đối và dự báo. Khu vực dân cư thưa thớt thì đầu tư nhiều, còn khu vực phát triển nóng, tập trung nhiều dân cư thì lại ít đầu tư. Đây là hệ lụy của quy hoạch không nắm bắt được tình hình phát triển nhiều năm sau. Tôi có người bạn ở tỉnh xa khi lên TP.HCM thăm bạn bè đã nói rằng: “TP.HCM 5 - 10 năm sau chắc không còn đường để đi”.
Nguyễn Dũng
(ngdung1966@yahoo.com)
“Ốc đảo” trong… lòng người !
Từ các “ốc đảo” hiện hữu của TP, tôi e rằng sẽ dần dần hình thành “ốc đảo” trong… lòng người. Bởi ra đường giành giật nhau từng tấc đường, rồi va quệt, rồi gây gổ đánh nhau, chỉ vì sự bực tức khi kẹt xe. Đây cũng là điều rất đáng lo. Một đô thị nhân văn sẽ được hình thành chỉ khi có cuộc sống chất lượng, dù nghèo một chút nhưng sống thoải mái vẫn hơn!
Bảo Hòa
(Q.Gò Vấp, TP.HCM)
Trịnh Viết Thắng
TP.HCM với đặc thù là vùng sông nước, kênh rạch dày đặc, vì vậy phát triển đô thị và giao thông đô thị phải luôn gắn liền với việc xây dựng hệ thống cầu kết nối. Đó là một nguyên tắc mà ở nhiều nơi trên thế giới áp dụng. Nhưng thực tế ở TP.HCM nói riêng và VN nói chung vẫn chưa xem trọng việc này mà chỉ tập trung phát triển các khu đô thị ngoại biên nhưng lại quên xây dựng cầu. Vì vậy mới có tình trạng tập trung lưu thông tại các trục đường chính, gây kẹt xe.
Trịnh Viết Thắng 
(Q.Phú Nhuận, TP.HCM)
Lương Thị An
Nguyên nhân dẫn đến nạn kẹt xe, rối loạn giao thông tại TP hiện nay ngoài sự gia tăng dân số quá mức thì cũng phần lớn do tầm nhìn phát triển cơ sở hạ tầng của TP chưa phù hợp và chưa theo kịp. Thực tế kẹt xe chỉ xảy ra chủ yếu ở những trục đường chính dẫn vào trung tâm TP chứ trong trung tâm tình trạng không đáng kể. Để phát triển đồng đều và hạn chế kẹt xe thì phải xây dựng thêm nhiều trục dẫn vào TP. Muốn vậy, nhất thiết phải xây dựng hệ thống cầu qua các kênh, sông.
Lương Thị An
(Q.Bình Tân, TP.HCM)
An Phong - Hải Nam 
(thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.