Thư bạn đọc tuần qua (9-15/1)

15/01/2007 16:21 GMT+7

Cuối tuần qua, ngay sau khi Báo Thanh Niên đưa tin về việc phân phát tiền cứu trợ nạn nhân bão Xangsane tại hai thôn Nhị Dinh 2 và Nhị Dinh 3 (thuộc xã Điện Phước, Điện Bàn, Quảng Nam) - người dân bị buộc phải ký "đã nhận đủ 1 triệu đồng" nhưng chỉ được nhận 500.000 đồng - Thanh Niên đã nhận được rất thư bày tỏ nỗi bức xúc của người dân.

Nguyen Quoc Trung (Biên Hòa, Đồng Nai): "Trước hết, theo quan điểm của tôi thì việc ăn chặn tiền cứu trợ là một tội ác cần phải được pháp luật trừng trị thật nghiêm khắc theo án hình sự, chứ không thể "kiểm điểm, rút kinh nghiệm hay nghiêm khắc phê bình”... Là một công dân, chúng tôi có tấm lòng mong muốn được chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, những nạn nhân của thiên tai. Mỗi đồng tiền cứu trợ cũng là mồ hôi nước mắt của chúng tôi, vì vậy chúng tôi muốn sử dụng nó đúng nơi đúng chỗ nhất. Chúng tôi đã đặt lòng tin tuyệt đối của mình vào các cơ quan, đoàn thể tiếp nhận cứu trợ với mong muốn duy nhất là tấm lòng của chúng tôi được đến tận tay những người hoạn nạn. Vậy mà một số ít cá nhân đã lợi dụng lòng tốt của chúng tôi để vụ lợi cá nhân, ăn chặn tiền cứu trợ và còn trơ tráo hơn là bắt người dân phải xác nhận sai sự thật những gì họ đã nhận được. Ai cũng biết trong kinh doanh, chỉ cần một động tác khai khống giấy tờ dù với bất kỳ mục đích gì cũng đều vi phạm pháp luật và tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bị xử lý. Vậy đối với những người đã ép người dân ký nhận tiền sai sự thật thì tội lỗi của họ hoàn toàn xứng đáng bị trừng trị nghiêm minh. Hơn nữa, tôi tin chắc rằng những người làm việc này đều là những người hiểu rõ luật pháp hơn rất nhiều người dân. Người biết luật mà cố tình vi phạm thì tội cần phải được phạt nặng hơn người khác để làm gương.

Việc ăn chặn tiền cứu trợ từ lâu nay chúng tôi đã từng nghe nhưng không có bằng chứng xác thực nên không thể nêu ý kiến cụ thể. Tuy nhiên, những thông tin về việc ăn chặn tiền cứu trợ đã làm suy giảm rất nhiều lòng tin của những nhà hảo tâm đối với các cơ quan, đơn vị trung gian. Không ít tổ chức, cá nhân tự mình lặn lội đến tận nơi bị nạn để trao gửi tận tay tình cảm, sự sẻ chia của mình cho người bị nạn.

Là một người dân, tôi rất mong muốn các cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh chính xác và xử lý thật nghiêm khắc những kẻ ăn chặn tiền của người dân đáng thương. Tôi cũng rất mong các cơ quan hành chính nhân sự việc này xem xét lại các hình thức kỷ luật "phê bình, kiểm điểm, khiển trách..." đối với cán bộ, công chức, vì các mức xử lý này chỉ hoàn toàn mang tính hình thức, giá trị răn đe không đủ mạnh. Một công dân bình thường vi phạm pháp luật thì có ai mang họ ra xử lý theo kiểu "phê bình, kiểm điểm rút kinh nghiệm..." hay không?".
 
Đồng quan điểm phải điều tra rõ, xử phạt nghiêm minh những trường hợp sai phạm về tài chính, đặc biệt là trong việc phân phát tiền cứu trợ - những đồng tiền thể hiện truyền thống đạo lý cao đẹp của người dân Việt "nhường cơm sẻ áo" cho đồng bào gặp nạn - là ý trong thư của các bạn đọc: Đỗ Bảo Hưng (Hà Nội - 0913381143); Tran cong Vinh <nongdanlieu@yahoo.com>; Ds.Tam Linh <phong_thanhduong06@yahoo.com>;  Nguyen Thuy Linh <linh6282@yahoo.com>; Quoc <quocci@gmail.com>; Thanh Phong <phong128lifan@yahoo.com.vn>; Vu Hoang Duong <cmbhcm@hcm.vnn.vn>; Phan Thi Hoang Loc <lochoang_78@yahoo.com>; nhân (P.14, Q.Tân Bình, TP. HCM); son <khoa1b1cd@yoo.com>; Bui Son <sonteppi@yahoo.com>; Mai Thanh Trì (Điện Phước, Điện Bàn, Quảng Nam); Trần Nguyên Duy (25/6 Lê Đức Thọ, Gò Vấp, TP.HCM ); Nguyen Cung Hoang <sogoodvision@yahoo.com.vn>; NGUOI YEU NUOC <csvnnews@yahoo.com>...

Cũng xin nói thêm, sau khi có bài báo nói trên, Thanh Niên có nhận được e-mail của ông Bùi Công Dụng, Phó văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam, người được UBND tỉnh giới thiệu là người phát ngôn báo chí của UBND tỉnh với nội dung phản hồi về những nội dung mà bài báo đã nêu. Tuy nhiên, nội dung bức e-mail của ông Dụng mang tính chống chế cho sai phạm nhiều hơn là đề cập đến các vấn đề mà báo nêu ra.

Một thông tin ngắn, nhưng nhận được rất nhiều sự quan tâm và cũng là nội dung phản hồi của một lượng lớn thư bạn đọc mà Thanh Niên Online nhận được trong tuần qua  - đó là quyết định không bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Đinh Hợi 2007, được Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết hôm 12/1 vừa qua. Lý do của quyết định này, theo Chủ tịch Lê Hoàng Quân là "để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí" và  số tiền khoảng 1,5 tỉ đồng dự kiến chi cho việc bắn pháo hoa "sẽ được chuyển đến hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn trên địa bàn thành phố trong dịp Tết". Nhiều ý kiến đồng tình với chủ trương này của chính quyền thành phố. Tuy nhiên, trong số thư bạn đọc mà Thanh Niên Online nhận được, phần lớn ý kiến là chưa nhất trí:

Nguyen Thanh Tuan: "Tôi là một công dân trẻ của TP, mỗi năm tôi và các bạn của tôi đều đi dạo trong đêm giao thừa và xem bắn pháo bông. Mỗi giao thừa chúng tôi và các khách du lịch đều rất háo hức chờ đợi đồng hồ điểm đến 12h để xem màn bắn pháo hoa cuối cùng và mỗi năm chúng tôi đều cảm nhận TP này và đất nước Việt Nam nói chung đang chuyển mình và phát triển qua màn bắn pháo hoa càng ngày càng đẹp hơn, lộng lẫy hơn, quy mô hơn (tuy rằng vẫn chưa thể so sánh với các màn bắn pháo hoa của các nước bạn) và đó cũng là nét đặc trưng hằng năm của TP ta.  Tôi thật không hiểu nổi quyết định không bắn pháo bông năm nay của lãnh đạo TP. Không lẽ chăm lo cho đời sống tinh thần của nhân dân cũng gọi là lãng phí? Không lẽ chừng nào TP hết người nghèo rồi mới được bắn pháo bông? Rồi bạn bè quốc tế vào TP ta nghĩ sao khi đêm giao thừa năm nay không có sự kiện gì để đánh dấu bước qua một năm mới?

Bắn pháo hoa, ngoài việc để người dân thưởng thức còn là sự kiện đánh dấu bước ngoặt chuyển sang một năm mới, thành công hơn năm cũ và đó cũng là truyền thống của người dân Việt Nam và châu Á nói chung. Nhất là khi năm nay Việt Nam ta có những sự kiện, bước ngoặt lớn như tổ chức thành công Hội nghị APEC, là thành viên chính thức của WTO. Không lẽ những sự kiện ấy không đủ để TP ta tổ chức một màn bắn pháo hoa thật đẹp cho trọn niềm vui năm nay hay sao?

1,5 tỉ đồng đúng là rất lớn và đáng quý cho người nghèo nhưng cũng không phải là quá lớn đối với thành phố ta nếu sử dụng hợp lý. Tôi ủng hộ lựa chọn tập trung cho một điểm ở TP, đó là trung tâm thành phố, nơi mà người dân có thể tập trung và rất nhiều bạn bè quốc tế có thể chung vui".

TRẦN ĐÌNH NGHIÊM <dinhnghiem@yahoo.com>: "Nếu chúng ta vì sợ tiêu hao 1,5 tỉ đồng mà quên ý nghĩa của việc đón giao thừa thì quả là buồn. Chúng ta co thể huy động nhiều nhà tài trợ cho buổi đón giao thừa này, để có được một cái Tết có ý nghĩa và mọi nhà đều tràn niềm vui".

Phạm Hoàng Anh (ĐT: 0912015553): "Có rất nhiều việc ta có thể thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thất thoát hàng ngày, nhưng có đến mức phải cắt giảm cả niềm vui, hoạt động giải trí của người dân thành phố cũng như hình ảnh của thành phố không? Xin lãnh đạo thành phố hãy cân nhắc!".

Phan Khánh Nghĩa (ĐT: 0903939245): "Hôm nay đọc tin quyết định của Chủ tịch UBND TP.HCM về việc không bắn pháo hoa trong đêm giao thừa tết Đinh Hợi 2007. Tôi rất mừng vì các cấp lãnh đạo quan tâm đến việc hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn trên địa bàn thành phố trong dịp Tết. Tuy nhiên có bản thân tôi có một số ý kiến như sau:

Năm 2006 đánh dấu sự chuyển hoá về chất của Việt Nam. Chúng ta sẽ bước ra đấu trường quốc tế trên mọi lĩnh vực, do đó suy nghĩ về hai chữ "tiết kiệm" cũng phải thay đổi. Tôi cho rằng chúng ta "tiết kiệm" được khoảng 1,5 tỉ đồng để chăm lo cho đồng bào nghèo ăn Tết thông qua việc không tổ chức bắn pháo hoa là một suy nghĩ không hợp với hiện tại và làm mất cơ hội phát triển cho kinh tế TP.HCM hàng trăm tỉ đồng.

Đêm giao thừa Tết cổ truyền của người Việt Nam là lễ hội của dân tộc, là ngày để mọi người cùng nhau chia sẻ niềm vui của bản thân, gia đình. Việc bắn pháo hoa sẽ là sự kiện tô điểm thêm cho vẻ năng động, sự phát triển mạnh mẽ của TP.HCM; làm tăng thêm ý nghĩa cho đêm giao thừa. Những người có điều kiện sẽ ra đường vui chơi, qua đó sẽ giúp cho các ngành du lịch, dịch vụ, và lĩnh vực khác hưởng lợi. người dân có được cái lợi về tinh thần sau một năm làm việc và chuẩn bị cho một năm mới với những thành công mới. Đó là cái lợi này rất lớn không thể qui ra bằng tiền nhưng chắc chắn sẽ lợi hơn gấp nghìn lần số tiền "tiết kiệm" được.

Để giúp đỡ cho người nghèo, thay vì tìm cách để "tiết kiệm" 1,5 tỉ, tại sao chúng ta không suy nghĩ để tạo ra nhiều tỉ? Tôi xin nêu ra một phương cách sau: Chúng ta tổ chức một cuộc vận động tài trợ cho việc bắn pháo hoa. Các tổ chức hưởng lợi trực tiếp từ việc bắn pháo hoa này chắc chắn sẽ không thể làm ngơ (các khách sạn, nhà hàng... xung quanh địa điểm bắn pháo hoa). Vận động người dân TP gửi 1 tin nhắn ủng hộ cho sự kiện bắn pháo hoa, mỗi tin chỉ cần 1.000 đồng thì tôi nghĩ cái Tết cho người nghèo không là việc khó. Phương thức này vừa mang đầy đủ ý nghĩa của một đêm giao thừa hiện đại, văn minh, vừa thể hiện tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam, lại không khó để thực hiện!".

Các bạn ký tên sau đây cũng có ý kiến tương tự: Võ Xuân Ninh (Q.Tân Bình, TP.HCM); Thanh Toan <thanhtoan@yahoo.com>; Trần Xuân Thông <Th?ng_beo2001yahool@.com>; Vu Thi My Thao <mythao80@yahoo.com>; tailee_pp <tailee_pp@yahoo.com>; MienTay <mientay2006>; Phuong Nghi <ngoctai73@yahooc.om>; Minh Tran <minh_tranan@yahoo.com.vn>; Nguyen Thanh Mai <thanhmai3987@yahoo.com>; An Nguyen <denonforanh@yahoo.com>; tuannguyenquang <nqtuan1978@gmail.com>; Xuân Hòa (3 Hoàng Hoa Thám, Huế); ThuyLien <vulien0906@gmail.com>; tran trong tue (85 phạm hồng thái vt); Hoang Long (Thanh Đa); Vu Nghinh Phong <nghinhphonghcm@yahoo.com>; Do Kim HUy
(228 Hoang Dieu TP Buon Ma Thuot); Nguyen Kim  <
nguyenkimkomtom@yahoo.com.vn>; trinh van hoang (binh duong); Thang Long <longbrtv@yahoo.com>; Nam Viet <vn848@yahoo.com>; Nguyen Minh Trang (243 Hoang Van Thu, Q.Tan Binh); Andy <dragonpsdn2001@yahoo.com>; Nguyen The Hung (132/5 Tan Hoa, Quan Tan Phu, TP.HCM); le thanh hung <lovestory_120886@yahoo.com>; MT <hoangtriminh@yahoo.com>; Le Van Nam <goodlucktoyou6@yahoo.com>; Dien Nguyen <diennq2003@yahoo.com>; Nghi Nguyen <nghinho@yahoo.com>; nguyen phi hung <nguyenphihung@gmail.com>; minh hoa <minhhoang20072000@yahoo.com>; Le Hoang <nakata042003@yahoo.com.sg>; Hoang The Duc <duc_hoangthe@yahoo.com>; Anh Vu <lananh70@yahoo.com>; Do cong Binh <digibinh@yahoo.com>; phan thanh <pth_201@yahoo.com.vn>; Nguyen quang Vu <ngdvu2000@yahoo.com>; Hoang The Duc <duc_hoangthe@yahoo.com>; ta viet <tvthn@yahoo.com>; nguyen hoang han <hopthucuahan@yahoo.com>; Dinh Quan Nhat <dinhquannhat@gmail.com>; Hoang Nhan <binhqlsx>; PHAN ANH TUAN <phananhtuan25@gmail.com>; Thanh Trung <vi_sao_the_ntt@yahoo.com>; Hoang The Duc <duc_hoangthe@yahoo.com>; ...

Các bạn có thư dưới đây lại có ý kiến khác:

ngocduyenchien <ngocduyenchien.yahoo.com.vn>: "Tôi đồng tình với chủ trương không bắn pháo hoa. Chúng ta đang huy động từng đồng cho người nghèo có tết vui vẻ, sung túc, thì cớ gì một lúc bỏ đi 1,5 tỉ chỉ trong mấy phút đồng hồ. Theo tôi chủ trương này nên thực hiện trong cả nước, vì ở các TP lớn hay ở trung tâm tỉnh lỵ được bắn và được thưởng thức chứ dân nghèo nông thôn làm gì nhìn thấy. Tôi hoàn toàn ủng hộ không bắn pháo hoa đêm giao thừa trên toàn quốc".

Nguyễn Thành Khôi (Long An): "Từ khi cấm đốt pháo đến nay mình thấy là đúng vì đốt pháo không có lợi mà còn gây ra hỏa hoạn, tệ hơn nữa là thiệt hại về người và còn tốn của (đốt tiền). Còn việc đốt pháo hoa mấy năm nay vào đêm giao thừa hay dịp lễ thì nên giảm bớt, không đốt cũng không sao, tiền đốt pháo hoa chúng ta có thể để cứu trợ, chăm lo cho những gia đình nghèo để họ có thể vui ba ngày Tết hoặc làm những công trình gì có ý nghĩa hơn".

Một quyết định cấp bộ, liên quan đến xuất nhập khẩu, được áp dụng từ ngày 11/1, nhưng cho đến ngày 10/1 - một ngày trước khi quyết định có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp, thậm chí cả hải quan cũng chưa có trong tay văn bản chính thức. Bất cập này thực tế không chỉ gặp trong một lĩnh vực. Nhân việc này, bạn đọc mới lên tiếng:

Nguyen Xuan Dong (KCN Nam Sách, Hải Dương): "Từ trước tới nay, việc đăng công báo của các văn bản của các bộ ngành nói chung thường rất chậm so với ngày ký quyết định. Do vậy, nhiều văn bản đến tay các bộ, ngành để thực hiện thường đã có hiệu lực ngay, mà các doanh nghiệp thường biết thông tin sau cả các cơ quan thực hiện này, nên các doanh nghiệp thường rất bị động và không kịp điều chỉnh kế hoạch, chiến lược. VN đã là thành viên của WTO, vậy đề nghị các bộ nghành ban hành luật, văn vản, công văn... khắc phục ngay vấn đề này". 

Tuan (Q.Binh Thạnh, TP.HCM): "Chúng ta luôn hô hào phát triển CNTT, chính phủ điện tử, tin học hóa quản lý,... Vậy mà đến giờ này chúng ta vẫn còn vướng phải tình trạng "...công báo chưa đăng hoặc văn bản trên chưa về tới hải quan địa phương...". Thiết nghĩ, hầu như địa phương, ban ngành nào trong cả nước cũng có website, tại sao ta không đăng đầy đủ mọi thông tin về một loại văn bản nào đó muốn triển khai lên website trước tiên, sau đó từ từ gửi văn bản về địa phương (việc gửi này chỉ là hình thức, vì mọi thứ đã có rõ ràng trên website)? Làm như vậy vừa nhanh, vừa tiết kiệm, minh bạch, thông tin lại có thể đến với mọi người, mọi thắc mắc của người dân cũng có thể được giải quyết nhanh chóng và dễ dàng. Mặt khác cũng tránh tình trạng văn bản về để đó, đọc qua loa, chiếu lệ, hiểu sai văn bản, còn người dân thì mù mờ... như bấy lâu nay".

Đề nghị có kênh truyền hình dành riêng cho giáo dục là nguyện vọng mà bạn đọc ký tên lac viet007 <lac_viet007@yahoo.com> gửi đến Thanh Niên. Bạn viết: "Hiện nay có rất nhiều kênh truyền hình, nhưng chỉ có VTV2 là phát các chương trình bổ trợ kiến thức. Chúng tôi đề nghị có kênh dạy học 24/24 cho tất cả các cấp, các lớp từ 1 - 12, vào tất cả các ngày trong tuần (một tuần 1 hoặc 2 bài) và có phát lại, để các cháu học sinh có thể theo học ôn và luyện được. Tôi cho rằng đó là một biện pháp tốt để thực hiện "nói không chống tiêu cực trong giáo dục" và cũng là cách để giảm bớt dạy thêm, tiết kiệm nhân lực, vật lực cho đất nước".
 
Bạn Nguyễn Thị Mai Lan (Văn phòng Tỉnh ủy Tuyên Quang) có thư bày tỏ suy nghĩ từ vụ sập nhà liên hoàn: "Từ vụ việc này, tôi thấy chính quyền địa phương trong cả nước cần nghiêm túc xem xét lại tình trạng cấp giấy phép cải tạo nhà ở hiện nay. Nên chăng khi cấp giấy phép cải tạo lại nhà cũ, chính quyền địa phương cử người có trình độ chuyên môn về xây dựng xem xét mức độ an toàn của ngôi nhà. Trường hợp này cũng tương tự như việc bác sĩ quyết định có đụng dao, kéo để mổ cho bệnh nhân hay không khi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã quá già, yếu. Đây là một vấn đề hết sức nghiêm túc, nếu không có những văn bản quy định rõ ràng thì sẽ còn nguy cơ xảy ra những vụ thiệt hại nghiêm trọng tương tự". 

Tuần qua, Thanh Niên Online cũng nhận được phản hồi từ các bạn: Thanh <thanhtc.hq@vietsov.com.vn>; Dang anh Dung <Danganhdung478@yahoo.com>; billy <billy.walf.80@gmail.com>; Nguyen Quoc Ky <quockyvietnam@gmail.com>; Thanh <thanhtc.hq@vietsov.com.vn>; nguyen quoc thanh  <thanh binh@com.vn> đã phát hiện một số sai sót trong các bài viết đăng trên Thanh Niên Online.

TNO cảm ơn sự quan tâm, góp ý và tín nhiệm của bạn đọc. Mong tiếp tục nhận được sự cộng tác!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.