Thiếu nhân đạo

18/05/2013 03:15 GMT+7

Đó là một trong nhiều ý kiến của bạn đọc về bài viết Ép người mang thai nghỉ việc bằng kiểu khủng bố tinh thần đăng trên Thanh Niên ngày 17.5.

Đó là một trong nhiều ý kiến của bạn đọc về bài viết  Ép người mang thai nghỉ việc bằng kiểu khủng bố tinh thần đăng trên Thanh Niên ngày 17.5.

Tuyên truyền sâu rộng hơn

Đối với lao động nữ, DN nào cũng “sợ” chuyện họ có thai, nghỉ thai sản…Do vậy, “ép” được họ nghỉ khi biết họ mang thai, hoặc quy định không được mang thai trong một thời gian nhất định đang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, vì mưu sinh, vì cuộc sống khó khăn, nhiều chị em phải cam chịu, cũng có thể do thiếu hiểu biết nên không khiếu nại. Nên chăng, báo chí cần tuyên truyền, phản ánh sâu rộng điều này hơn nữa để phụ nữ hiểu được và mạnh dạn đấu tranh. Ngô Tiếu Thu (thu_ngo@gmail.com)

Phải nắm kỹ luật Lao động

Luật Lao động đã quy định, những công nhân muốn vào làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất phải có giấy chứng nhận học qua luật lao động. Tuy nhiên, không có nhiều người học luật một cách bài bản, đa số học cho có để được cấp chứng nhận, bổ túc hồ sơ đủ để được làm việc. Nếu ai cũng học luật lao động một chu đáo, nắm được những điều mà luật này đang bảo vệ mình thì chuyện chèn ép của DN với phụ nữ mang thai hay những việc vi phạm luật sẽ không thể xảy ra. Minh Đồng(kysuxaydung@yahoo.com)

Có thể khởi kiện

Tôi có người bạn cũng bị DN chèn ép, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi chị ấy mang thai. Vốn biết luật nên chị chẳng tỏ động thái gì. Chị về nhà, nghỉ, sau khi sinh con được 1 năm, chị gửi đơn ra tòa kiện công ty. Tất nhiên công ty đó thua và  bồi thường cho chị số tiền khá lớn gồm tiền lương tính từ thời điểm chị bị cho nghỉ việc cho đến thời điểm thắng kiện, đồng thời buộc công ty đó phải nhận chị vào làm việc trở lại. Nếu ai cũng hiểu luật, cũng dám làm điều này thì chẳng có DN nào dám đối xử tệ với phụ nữ mang thai cả. Văn Học (cauchuyen@yahoo.com)

Phân biệt, đối xử, chèn ép phụ nữ mang thai là tội ác. Đó là sự vô nhân tính đối với sức khỏe người mẹ và đứa trẻ. Trương Thị Dậy (H.Bình Chánh, TP.HCM)

Các cơ quan quản lý DN, cơ quan bảo vệ công nhân, bảo vệ phụ nữ cần có đường dây nóng,  công khai, tuyên truyền số điện thoại để nhiều người biết, đồng thời cử người trực thường xuyên để người lao động phản ánh tình trạng bị chèn ép, ngược đãi của các DN một cách nhanh nhất và giải quyết, bênh vực quyền lợi của họ kịp thời. Nguyễn Thị Hồng Loan (Q.Phú Nhuận, TP.HCM)

Thanh Đông
(thực hiện)

 Ban CTBĐ
(tổng hợp)

>> Ép người mang thai nghỉ việc bằng kiểu khủng bố tinh thần

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.