Tổ tiên loài người cũng ngủ đông như một số loài vật?

Khánh An
Khánh An
21/12/2020 15:59 GMT+7

Hóa thạch 400.000 năm tuổi tại Tây Ban Nha dẫn đến giả thuyết con người từng rơi vào trạng thái ngủ đông để sống sót trong mùa đông khắc nghiệt.

Theo nghiên cứu vừa đăng trên chuyên san L’Anthropologie và dựa trên khai quật một hang động Sima de los Huesos ở Atapuerca (Tây Ban Nha), tổ tiên của chúng ta cũng có thể từng ngủ đông nhằm sống sót qua mùa đông khắc nghiệt.
Giả thuyết về sự ngủ đông của con người đến từ các hóa thạch 400.000 năm tuổi được phát hiện tại các hang động ở Tây Ban Nha. Giới khoa học lưu ý rằng hóa thạch của tổ tiên loài người được chôn ở đó có dấu hiệu bệnh tật liên quan đến việc ngủ đông môi trường hang động có điều kiện không thuận lợi.
“Giả thuyết về sự ngủ đông phù hợp với bằng chứng di truyền và với thực tế là tông người ở Sima de los Huesos từng sống trong thời kỳ băng giá tột độ”, theo nghiên cứu.
Theo đó, khi mùa đông khắc nghiệt đến, loài linh trưởng họ người sẽ rơi vào tình trạng trao đổi chất có thể giúp họ sống sót qua thời gian dài trong điều kiện băng giá, thiếu thốn lương thực và trữ lượng mỡ trong cơ thể.
Các tác giả nghiên cứu cho rằng giả thuyết trên nghe có vẻ khó tin, nhưng thực tế thì ngủ đông là hành vi quen thuộc của nhiều động vật hữu nhũ.

Tin được không: Chú cún con thời tiền sử này đã chết từ 18.000 năm trước

“Điều này rất thú vị và chắc chắc sẽ gây tranh cãi. Tuy nhiên, cần đánh giá hoàn toàn các hóa thạch ở Sima trước khi kết luận”, theo chuyên gia Patrick Randolph-Quinney tại Đại học Northumbria ở Newcastle (Anh) nhận định trên tờ The Guardian.
Những loài hay ngủ đông thường thấy là ong nghệ, nhím gai, sóc đất, rùa, vượn cáo đuôi dày, dơi và nhiều loài khác.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.