Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 30.9.2020

29/09/2020 22:19 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 30.9.2020 phân tích vì sao điểm đầu vào các trường khối ngành sư phạm tăng cao những năm gần đây.

Trên báo in Thanh Niên ngày mai 30.9.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt, còn ghi nhận những câu chuyện cho thấy năng lực làm việc thực tế và nỗ lực không ngừng nghỉ là yếu tố để người lao động được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp chứ không phải là bằng cấp.

Điểm một số ngành sư phạm “ngang ngửa” y khoa

Hai năm gần đây, điểm chuẩn trúng tuyển đại học các ngành đào tạo giáo viên ngày càng cao. Trong đó, một số ngành “nóng” nhiều thí sinh quan tâm, điểm chuẩn trung bình các phương thức có lúc lên tới 8-9 điểm/môn.
Năm 2020, điểm sàn xét thí sinh ngành sư phạm tiếp tục tăng lên so với các năm trước đó, cao nhất 18,5 bậc ĐH và 16,5 ngành CĐ giáo dục mầm non. Ở các phương thức khác, thí sinh cũng phải đạt học lực lớp 12 đạt loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp từ 8 trở lên (trừ các ngành tuyển sinh môn năng khiếu yêu cầu học lực loại khá hoặc điểm xét tốt nghiệp từ 6,5).
Năm nay Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã công bố điểm chuẩn theo phương thức xét học bạ 6 học kỳ. Thí sinh phải đạt từ 29,02 điểm trở lên mới trúng tuyển ngành sư phạm hóa học, 29 điểm ngành sư phạm toán và nhiều ngành từ mức 28. Ở phương thức xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng cho thấy điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhiều ngành năm 2019 cao hơn 2018 khoảng 0,5-gần 2 điểm.
Điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia năm 2019 cao nhất 26,4 điểm (ngành sư phạm toán).
Như vậy, với yêu cầu thí sinh đạt trung bình mỗi môn trên dưới 9 điểm mới trúng tuyển, có ngành sư phạm điểm chuẩn cao “ngang ngửa” ngành “nóng” nhất khối sức khỏe là y khoa.
Xu hướng này theo các chuyên gia sẽ tiếp tục diễn ra trong những năm tới. Vì sao những năm gần đây điểm chuẩn vào các trường sư phạm tăng cao? Câu trả lời sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (30.9)

Không dựa vào bằng cấp khi bổ nhiệm người lao động 

ĐH hay CĐ không quan trọng. Quan trọng là chọn học gì và trong quá trình học đó có thái độ như thế nào, có nỗ lực để lĩnh hội kiến thức hay không

Mỹ Quyên

Hoàng Tiến Giao (32 tuổi) là cựu sinh viên marketing của Trường CĐ Kinh tế đối ngoại, tốt nghiệp năm 2009, hiện là giám đốc chăm sóc khách hàng và kinh doanh của một tập đoàn. Nhân viên của Giao gồm khoảng 50 người, chiếm phân nửa công ty, trong đó đa số tốt nghiệp ĐH thậm chí đi học từ nước ngoài về. Giao cho biết: “ĐH hay CĐ không quan trọng. Quan trọng là mình chọn học gì và trong quá trình học đó mình có thái độ như thế nào, có nỗ lực để lĩnh hội kiến thức hay không”.
Còn chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc một công ty về logistics cho biết: “Nhiều doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt doanh nghiệp nước ngoài, khi cất nhắc một người lên vị trí cao họ cũng không nhìn vào bằng cấp mà nhìn và khả năng của nhân viên đó."
Nhiều câu chuyện từ đời thật của các lao động trẻ cũng như gửi gắm của các nhà tuyển dụng trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (30.9) sẽ giúp cho người trẻ nhìn nhận rõ hơn về những giá trị thật khi bước vào thị trường lao động.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.