Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 16.10.2020

15/10/2020 22:45 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên Thanh Niên ngày mai 16.10.2020 thông tin quyết định của Bộ GD-ĐT trước phản ứng của dư luận về những điều chưa phù hợp trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều .

Trên báo in Thanh Niên ngày mai 16.10.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt, còn ghi nhận, phản ảnh những thử thách mà du học sinh Việt Nam phải vượt qua do dịch Covid-19 khi học trực tuyến theo giờ của các nước.

Quy trình thay thế ngữ liệu sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 ra sao?

Tối nay, Bộ GD-ĐT cho biết đã quyết định sẽ thay thế một số bài đọc chưa phù hợp, từ ngữ khó hiểu trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều.
Đây là thông báo kết quả rà soát của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa môn tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều (do GS Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TP.HCM phát hành).
Thực hiện yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Hội đồng thẩm định đã tổ chức rà soát, làm việc với tác giả sách giáo khoa môn tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều. Trên tinh thần cầu thị, Hội đồng thẩm định và tác giả đã thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa sách giáo khoa cho phù hợp hơn.
Cụ thể, chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu để giáo viên có thể thay thế một số đoạn/bài đọc cho phù hợp hơn với học sinh lớp 1 như bài “Cua, cò và đàn cá” trang 115, bài “Hai con ngựa” trang 157, bài “Lừa, thỏ và cọp” trang 163… thay thế một số từ ngữ khó hiểu, ít dùng như từ “nhá”, “nom”, “quà… quà”, “chén”…
Bài phân tích trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (16.10) giúp bạn đọc có đầy đủ thông tin về quyết định này cũng như diễn tiến của vụ việc. 

Học từ 10 giờ đêm đến 5 giờ sáng

Bị “mắc kẹt" trong nước vì dịch Covid-19, du học sinh Việt Nam đang theo học ở các trường đại học nước ngoài phải theo các lớp trực tuyến để tiếp tục chương trình học.
Đã có những câu chuyện lạ lùng xung quanh việc du học sinh học trực tuyến từ Việt Nam theo giờ của các nước.

Du học sinh học trực tuyến tại Việt Nam thường vào lúc khuya vì lệch múi giờ với các nước

Đậu Tiến Đạt

Một sinh viên năm thứ 2 của ĐH Boston (Mỹ) về Việt Nam từ tháng 3 và không biết đến khi nào mới có thể qua lại Mỹ vì dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Do không chọn bảo lưu việc học nên sinh viên này học trực tuyến theo lịch của nhà trường với nhiều thử thách khi lệch múi giờ. Sinh viên cho biết học kỳ này sẽ học 7 môn qua ứng dụng Zoom, trong đó có đến 4 môn học trong khoảng thời gian từ 22 giờ đêm đến 5 giờ sáng. “Điều này gây ra rối loạn giấc ngủ khiến nhiều bạn thiếu ngủ, học tập không hiệu quả và cũng gây trở ngại việc làm bài, nộp bài, làm việc nhóm”, du học sinh này cho biết.
Một số du học sinh Việt Nam từ Úc và các nước khác cũng gặp thử thách tương tự. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia và những người có trải nghiệm thì đây lại là cơ hội giúp du học sinh thích nghi. Vì sao? Bằng cách nào du học sinh vượt qua thử thách này? Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ cung cấp cho du học sinh những lời khuyên cần thiết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.