Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 12.1.2021

11/01/2021 22:48 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 12.1.2021 ghi nhận sự chuẩn bị của các trường THPT cho học sinh lớp 12 bước vào các kỳ thi quan trọng năm 2021.

Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 12.1.2021 còn nêu lên cách giúp học sinh yêu thích học môn văn, đặc biệt văn học dân gian. Câu chuyện giáo dục: Tại sao phụ huynh cho con học thêm vào cuối tuần? Khi con không là học sinh giỏi.

Thi hình thức nào, ôn theo kiểu đó 

Từ đầu tháng 1, khi học kỳ 2 bắt đầu, các trường THPT tại TP.HCM triển khai kế hoạch học và ôn theo phương án “thi gì học nấy” để giúp học sinh lớp 12 có sự chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi quan trọng sắp tới.
Theo chia sẻ của hiệu trưởng các trường THPT tại TP.HCM, với học sinh lớp 12, hình thức thi sẽ quyết định phương án học và định hướng ôn tập.
Song song với kế hoạch ôn tập, các trường cũng hỗ trợ học sinh đăng ký xét tuyển vào đại học. Có trường đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp và kiểm tra, đánh giá học sinh…
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ nêu lên các hướng ôn thi của các trường THPT nhằm giúp học sinh đạt kết quả tốt nhất trong các kỳ thi quan trọng.

“Hồi sinh” các tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường

Văn học dân gian có đặc trưng rất cơ bản là gắn bó với sinh hoạt văn hóa cộng đồng thông qua hoạt động diễn xướng. Nhưng bấy lâu năm việc dạy học văn học dân gian trong nhà trường phổ thông chủ yếu “đóng khung” ở các văn bản sách giáo khoa, như tìm hiểu một tác phẩm văn học viết, nên mất đi tính đặc thù của nó, làm giảm sự thích thú cho học sinh.

Sân khấu hóa, một hình thức dạy học được nhiều trường triển khai

Bảo Châu

Cái khó của việc dạy học văn học dân gian hiện nay là lứa tuổi người học còn quá trẻ. Họ lớn lên trong thời đại của công nghệ thông tin phát triển như vũ bão. Các trang mạng xã hội tràn ngập, bủa vây. Mạch nguồn văn hóa dân gian có nguy cơ dần dà lùi xa thế hệ người trẻ hiện nay. Các bài học trong chương trình, do thời gian hạn hẹp, nên cũng chỉ như những lát cắt “cưỡi ngựa xem hoa”. Vì vậy, việc dạy văn học dân gian hiện nay ở nhà trường đang đứng trước nhiều khó khăn, nguy cơ hẹp dần “đất sống”!
Giáo viên làm thế nào để giúp học sinh cảm nhận và yêu thích văn học dân gian? Bài viết trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên cho thấy nỗ lực của giáo viên làm sống lại không khí, tạo sự “hồi sinh” cho văn học dân gian.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.