Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 10.3.2020

09/03/2020 19:34 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt được nhiều người quan tâm sẽ có trên báo in Thanh Niên ngày mai 10.3.2020 tập trung vào việc học sinh cuối cấp, đặc biệt lớp 12 sẽ học và thi ra sao khi tiếp tục kéo dài nghỉ học do dịch Covid-19 .

Trên báo in Thanh niên ngày mai 10.3.2020 có những tin tức giáo dục đặc biệt: Sinh viên-học sinh các trường cao đẳng, trung cấp liệu sẽ bỏ học khi kéo dài kỳ nghỉ do dịch Covid-19? Học sinh lớp 12 sẽ học và thi THPT quốc gia 2020 ra sao? Tại sao “tâm bệnh” lại đáng lo hơn “dịch bệnh”? Những lưu  ý khi chọn học các ngành thiết kế.

Học sinh cuối cấp sẽ học thi ra sao?

Trước những diễn biến thực tế của dịch Covid-19, học sinh lớp 12 và các cấp học khác tiếp tục nghỉ học cho đến ngày15.3. Diễn biến này sẽ khiến việc học, thi của học sinh cuối cấp lớp 9, đặc biệt lớp 12 sẽ ra sao?
Sở GD-ĐT TP.Hà Nội và Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội tổ chức sản xuất và phát sóng chương trình học trên truyền hình các môn học năm học 2019-2020 dành cho học sinh lớp 9 và lớp 12 ôn luyện và học tập. Lịch phát sóng tuần từ 9.3-14.3 trên kênh 1.
Trong thời gian này, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD- ĐT TP.HCM, cho hay các trường tiếp tục đẩy mạnh các hình thức dạy học trực tuyến, khuyến khích, hướng dẫn HS tiếp tuc theo dõi các bài giảng dưới dạng các chuyên đề kiến thức do Sở phối hợp với Đài truyền hình TP.HCM thực hiện phát sóng trong thời gian qua. Những bài giảng này nhằm mục đích củng cố, ôn tập kiến thức, giúp HS nâng cao ý thức học tập khi không thể tham gia việc học tại trường.
Cụ thể việc hướng dẫn ôn tập cho học sinh cuối cấp như thế nào sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 10.3.

Một buổi học trực tuyến của học sinh tại TP.HCM

Ngọc Dương

Quen đi làm rồi, ngại đi học

Với người học đa số là sinh viên ngoại tỉnh và có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các trường cao đẳng, trung cấp lo ngại sinh viên sẽ không quay lại trường do phải đi làm trong thời gian nghỉ học quá dài để tránh dịch Covid-19.
Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, kể: “Các em rất mong được đi học trở lại, nhưng do dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nên theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ tiếp tục nghỉ hết tháng 3. Trong số đó, chúng tôi nhận được tâm sự của nhiều SV thổ lộ vì gia đình khó khăn nên thời gian qua phải đi kiếm việc làm thêm. Các em chưa biết có thể quay lại trường học tiếp được hay không. Chắc chắn sau đợt nghỉ này sẽ có em bỏ học vì hoàn cảnh như vậy”.
Tình trạng này cũng diễn ra ở nhiều trường cao đẳng, trung cấp khác. Các trường sẽ có biện pháp gì để giữ sinh viên, bạn đọc có thể theo dõi trên tin tức đặc biệt trên báo in ngày mai

“Tâm bệnh” còn đáng lo hơn cả “dịch bệnh”!

Tuần qua, các địa phương, các trường đại học thay đổi liên tục quyết định cho học sinh, sinh viên tiếp tục nghỉ học đến tận giờ “sát nút”. Lần này thì không ai được quyền phàn nàn, trách móc, mà chỉ có sự cảm thông.
Quả thật những nỗ lực và trách nhiệm của Chính phủ, của các ban ngành, các địa phương trong thời điểm này là rất lớn. Tuy vậy, những “tổng lực” nói trên khó có thể thành công trong việc chống dịch trước mắt và lâu dài nếu không có ý thức, trách nhiệm của mọi công dân. Và vấn đế đặt ra cho tất cả mọi người lúc này là cách đánh giá tình hình, là thái độ ứng xử cho đến hành động đúng đắn. Bởi lẽ, sự khách quan của dịch bệnh bên ngoài không đáng lo ngại bằng chính sự chủ quan như là “tâm bệnh” của mọi người bên trong.

Chọn học ngành thiết kế, làm phim, kỹ xảo điện ảnh và hoạt hình

Trong thời gian gần đây, nhóm các công việc này đang trở thành xu hướng chọn lựa nghề nghiệp của nhiều người trẻ.
Ngày 10.3, lúc 14 giờ 30, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến truyền hình về chủ đề “Tư vấn hướng nghiệp Thiết kế-làm phim-Kỹ xảo điện ảnh-Hoạt hình”.
Chương trình được phát sóng các kênh: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên.
Những nội dung này sẽ có trong các tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.