Tin tức giáo dục đặc biệt 7.4: Dự đoán điểm chuẩn thi đánh giá năng lực

06/04/2022 22:54 GMT+7

Phổ điểm thi đánh giá năng lực năm nay thấp hơn năm ngoái liệu có tác động đến điểm chuẩn trúng tuyển là một thông tin cần lưu ý trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (7.4).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (7.4) còn đặt ra vấn đề phân luồng giáo dục ảnh hưởng đến chất lượng lao động; Tiếp tục câu chuyện về phòng tư vấn tâm lý học đường có cũng như không vì khi học sinh cần thì không biết tìm ở đâu.

Thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM đợt 1 vào cuối tháng 3 vừa qua

ngọc dương

Điểm thi thấp, điểm chuẩn có thấp?

ĐH Quốc gia TP.HCM đã công bố kết quả thi đánh giá năng lực đợt 1 năm nay của 79.372 thí sinh. Theo thống kê của ĐH này, phổ điểm thi đợt 1 năm ngoái cao hơn năm nay ở tất cả các mốc điểm. Cụ thể, điểm trung bình của thí sinh đợt 1 năm nay là 646,1 trong khi điểm trung bình của 68.400 bài thi năm 2021 là 688 (trên tổng số 1.200 điểm). Số bài thi đạt trên 1.000 điểm cũng có sự chênh lệch, năm nay là 117 bài (năm ngoái 196 bài).

Điểm thi giảm liệu điểm chuẩn trúng tuyển sẽ giảm? Câu trả lời này sẽ được đại diện ĐH Quốc gia TP.HCM, các trường thành viên của ĐH này và các trường sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực xét tuyển giải đáp trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (7.4).

Vì sao phân luồng liên quan đến chất lượng lao động?

Cho đến nay, hầu hết địa phương trong cả nước ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”. Các địa phương đã lấy chỉ tiêu quốc gia làm chỉ tiêu của địa phương mình. Theo đó, đến năm 2025, học sinh tốt nghiệp THCS học sơ cấp, trung cấp nghề là 40% (vùng khó khăn là 30%), 40% HS tốt nghiệp THPT học cao đẳng nghề (vùng khó khăn là 35%).

Thị trường lao động Việt Nam đang thiếu nhân lực có chuyên môn kỹ thuât

mỹ quyên

Tuy vậy, kết quả đạt được về phân luồng ở các địa phương vẫn thấp. Trên phạm vi toàn quốc có khoảng 75-85% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT (công lập và tư thục), gần 10% học ở các trung tâm GDNN-GDTX, 10% tham gia học sơ cấp, trung cấp nghề và 7% trực tiếp tham gia lao động.

Theo các chuyên gia, hiện nay lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao ở nước ta, đặc biệt ở các vùng kinh tế, như vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và nhất là đồng bằng sông Cửu Long. Thực tế này đòi hỏi phải tiến hành phân luồng giáo dục cao.

Những lý giải mang tính khoa học sẽ được nêu ra trong bài phân tích trên báo in Thanh Niên ngày mai.

Mục tin tức giáo dục đặc biệt cũng có bài viết miêu tả thực trạng các phòng tư vấn tâm lý học đường hiện nay, nơi mà khi học sinh cần thì lại nháo nhác hỏi nhau: "Phòng tư vấn tâm lý học đường ở đâu?".

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.