Tin tức giáo dục đặc biệt 18.5: Môn lịch sử lựa chọn hay bắt buộc?

17/05/2022 22:54 GMT+7

Vấn đề lựa chọn hay bắt buộc học môn sử ở cấp THPT từ năm học tới tiếp tục ‘nóng’ trở lại. Đây cũng là nội dung đáng quan tâm trong tin tức giáo dục đặc biệt trên Thanh Niên ngày mai (18.5).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (18.5) nêu lên câu chuyện phụ huynh vào cuộc với con trong tuyển sinh đại học vì quá nhiều phương thức tuyển sinh.

Một chương trình ngoại khóa môn sử của học sinh THPT

Clb lqd

Từ “lựa chọn” sang “bắt buộc”: Không chỉ là câu chuyện từ ngữ

Bộ GD-ĐT xây dựng và ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12), học sinh bắt buộc phải học 5 môn học lựa chọn trong 3 nhóm môn học (nhóm khoa học xã hội gồm 3 môn học: lịch sử, địa lý, kinh tế và pháp luật; nhóm khoa học tự nhiên gồm 3 môn học: vật lý, hoá học, sinh học; nhóm công nghệ và nghệ thuật gồm 4 môn học: tin học, công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật), trong đó mỗi nhóm phải chọn ít nhất 1 môn học. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định: "Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường".

Nếu sắp tới, lịch sử trở thành môn "lựa chọn bắt buộc" ở cấp THPT, nghĩa là tổ hợp nào cũng có môn này thì nó sẽ trở thành môn học bắt buộc dưới một tên gọi “lắt léo” khác. Việc dạy học bắt buộc là đại trà nên không thể “bê nguyên” chương trình của môn học lựa chọn theo hướng phân hóa sâu sang dạy cho tất cả học sinh được.

Vì sao không thể dễ dàng chuyển đổi từ lựa chọn sang bắt buộc? Phần phân tích sâu và ý kiến của các chuyên gia sẽ được thể hiện trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (18.5).

Khi phụ huynh “thi” đại học với con

Phụ huynh cùng con nộp hồ sơ xét tuyển bằng học bạ tại một trường ĐH ở TP.HCM

đ.n.t

Trường đại học mở thêm nhiều phương thức tuyển sinh, Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế tuyển sinh… khiến không chỉ thí sinh mà nhiều phụ huynh cũng trăn trở, nghiền ngẫm lựa chọn cách để có khả năng trúng tuyển vào trường, ngành đúng nguyện vọng.

Sau khi “nghiên cứu” đề án tuyển sinh của một số trường, một phụ huynh Q.Tân Phú (TP.HCM) cho biết: “Ba mẹ bắt buộc phải dành thời gian nghiên cứu, rồi hỏi thêm giáo viên và anh chị em họ từng đậu ĐH, sau đó tính toán, bàn bạc với con. Thực sự là nhọc như đi đánh trận, “đánh” không cẩn thận là thua đau”.

Nhiều chia sẻ kinh nghiệm từ các phụ huynh trong việc cùng con chọn trường, chọn ngành, chọn phương thức xét tuyển sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (18.5).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.