Tin tức giáo dục đặc biệt 17.8: Năm học mới, môn nào thiếu nhiều giáo viên nhất?

16/08/2022 22:54 GMT+7

Năm học mới chuẩn bị bắt đầu nhưng khắp nơi đều công bố tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng. Đây là một nội dung đáng quan tâm trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (17.8).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (17.8) còn nêu những lưu ý cho thí sinh trước khi kết thúc thời hạn đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học, trong đó đặc biệt dự đoán điểm chuẩn khối C.

Tiếng Anh và tin học sẽ trở thành môn bắt buộc từ lớp 3 trong năm học 2022-2023

đào ngọc thạch

Thành thị, nông thôn đều thiếu giáo viên

Năm học sắp tới, lần đầu tiên học sinh lớp 3 cả nước sẽ học tiếng Anh và tin học là môn bắt buộc. Đây là một trong những lý do khiến giáo viên 2 môn này thiếu trầm trọng khắp các tỉnh thành.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, để thực hiện được dạy ngoại ngữ theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cho lớp 3 năm học 20222 - 2023, cả nước cần thêm 5.322 giáo viên. Với môn tin học, cần bổ sung 3.684 giáo viên.

So với yêu cầu, Sở GD-ĐT Thanh Hóa còn thiếu 3.340 giáo viên tiểu học, đặc biệt môn tin học, giáo dục thể chất, tiếng Anh...

Theo thống kê từ Sở GD-ĐT TP.HCM, năm học 2022-2023, TP cần tuyển khoảng 5.200 giáo viên, trong đó mầm non cần 892, tiểu học 2.355, THCS 1.698 và THPT 296.

Hiện nay tỉnh Phú Yên đang thiếu 1.536 giáo viên. Tại Kon Tum, năm học 2022-2023, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập thiếu 1.722 chỉ tiêu biên chế…

Chính vì vậy, rất nhiều địa phương chưa thể đảm bảo thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT khi triển khai thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Cụ thể về tình trạng thiếu hụt giáo viên và giải pháp của các địa phương đồng thời quan điểm của Bộ GD-ĐT về vấn đề này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (17.8).

Thí sinh làm bài thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 tại TP.HCM

đ.n.t

Điểm chuẩn khối C năm nay sẽ ra sao?

Theo GS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), có một biến số nhỏ tác động vào điểm chuẩn năm nay là Bộ GD-ĐT xét nguyện vọng theo mô hình tập trung, nghĩa là thí sinh dẫu biết mình đã trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm (hoặc xét tuyển trước) nhưng vẫn phải đợi đến khi cả nước xét tuyển đợt 1 thì mới có thật sự trúng tuyển hay không! Như vậy, có thể thí sinh đã đỗ rồi, nhưng trong thời gian chờ đợi, các em lại điều chỉnh nguyện vọng nên trường chưa chắc đã nhận được thí sinh.

Vì vậy có thể nhiều trường sẽ phải linh hoạt trong việc dành chỉ tiêu cho các phương thức đồng thời điểm chuẩn của các ngành sẽ còn phụ thuộc vào việc thí sinh đặt nguyện vọng vào phần mềm đăng ký của Bộ thế nào. Do đó, mặt bằng điểm chuẩn về căn bản sẽ như năm ngoái, nhưng cũng sẽ tăng nhẹ ở một vài ngành.

Vậy những ngành nào sẽ tăng và mức tăng thế nào?... Những thông tin này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (17.8).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.