Tìm ra nguyên nhân khiến hiệu quả vắc xin giảm nhanh với biến chủng Omicron

Liên Châu
Liên Châu
01/07/2022 18:24 GMT+7

Chiều nay 1.7, Bộ Y tế thông báo trong nước ghi nhận thêm 927 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ qua. Dịch bệnh đang được kiểm soát nhưng diễn biến khó lường.

Theo thông báo của Bộ Y tế, từ đầu dịch đến nay Việt Nam có hơn 10.747.397 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.475 ca nhiễm).

Tiêm nhắc lại mũi 3, mũi 4 giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ tái nhiễm và nhập viện

đậu tiến đạt

Ngày 1.7: Cả nước 927 ca Covid-19, 8.345 ca khỏi

Về điều trị, hôm nay có thêm 8.345 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Từ đầu dịch đến nay có gần 9,69 triệu ca đã được điều trị khỏi. Có 25 bệnh nhân đang thở ô xy, trong đó có 1 ca thở máy xâm lấn; không có ca nguy kịch phải điều trị ECMO.

Trong 24 giờ qua không ghi nhận do tử vong do Covid-19. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.087 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong của Việt Nam xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong của Việt Nam xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Về tiến độ tiêm vắc xin, Bộ Y tế cho biết hơn 232,67 triệu triệu liều đã tiêm trên cả nước. Trong đó, người từ 18 tuổi trở lên được tiêm là hơn gần 206,1 triệu; người từ 12 - 17 tuổi được tiêm là gần 18,5 triệu; trẻ từ 5 - 11 tuổi được tiêm là 8,1 triệu.

Hiệu quả bảo vệ của vắc xin giảm nhanh với Omicron

Theo Bộ Y tế, thời gian qua, tình hình dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhưng còn diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo, xuất hiện biến chủng mới; vắc xin giảm khả năng miễn dịch theo thời gian.

Các nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm cơ bản vắc xin phòng Covid-19 giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng sau khi tiêm và trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.

Đối với biến chủng Omicron (hiện đang là chủng phổ biến), hiệu quả bảo vệ giảm rất nhanh do nồng độ kháng thể cần thiết để trung hòa vi rút (là kháng thể bảo vệ tế bào khỏi mầm bệnh, làm cho mầm bệnh không còn khả năng lây nhiễm hoặc gây bệnh) cần ở mức cao hơn so với các biến chủng khác. Do vậy những người đã tiêm mũi cơ bản nếu không tiêm mũi nhắc vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

Tiêm mũi nhắc lại sẽ giúp gia tăng nồng độ kháng thể bảo vệ, giúp giảm nguy cơ mắc Covid-19, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm số ca bệnh nặng và ca tử vong do Covid-19. Theo một số nghiên cứu gần đây, những người đã tiêm vắc xin liều cơ bản và bị mắc Covid-19 miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10 - 19 sau tiêm.

Nếu những người đã tiêm liều cơ bản được tiêm nhắc vắc xin phòng Covid-19 thì sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm vi rút SARS-COV-2.

Vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống dịch Covdi-19. Vì vậy cần tiếp tục tiêm vắc xin các mũi 3, mũi 4 (mũi nhắc lại) và tiêm vắc xin cho trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Kết quả nghiên cứu tại Pháp cho thấy nếu được tiêm liều nhắc, người tiêm được bảo vệ lên đến 81%. Tại Hoa Kỳ, những người từng mắc Covid-19 chỉ tiêm 2 liều thì hiệu quả phòng nhập viện do tái nhiễm là 34,6%, nhưng nếu được tiêm liều nhắc thì hiệu quả lên đến 67,6%.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.