Tiêm vắc xin, từng mắc Covid-19, cái nào bảo vệ tốt hơn chống tái nhiễm?

25/10/2021 13:30 GMT+7

Nhiều người thắc mắc liệu “miễn dịch tự nhiên” đến từ việc mắc Covid-19 trước đó có bảo vệ hiệu quả trước nguy cơ tái nhiễm như trường hợp tiêm vắc xin hay không.

Tiêm vắc xin ở giai đoạn đầu mang đến hiệu quả bảo vệ cao hơn so với miễn dịch tự nhiên

afp

Tại Mỹ, tranh luận về hiệu quả bảo vệ trước biến thể Delta giữa một bên là miễn dịch tự nhiên, và bên còn lại là tiêm vắc xin, đang bị chính trị hóa.

May mắn là Văn phòng Thống kê Quốc gia của Mỹ đã công bố kết quả của cuộc phân tích vô cùng phức tạp nhằm tìm ra câu trả lời cho vấn đề này.

Dữ liệu được thu thập thông qua công tác xét nghiệm và truy vết, và các phương pháp khác để xác định tình trạng tiêm vắc xin cũng như nhiễm virus của các đối tượng, theo báo The Guardian.

Người đã tiêm ngừa Covid-19 ít khả năng lây virus hơn

Các nhà phân tích sử dụng mô hình ước tính nguy cơ mắc bệnh trong một giai đoạn của dịch Covid-19, điều chỉnh những yếu tố nguy cơ như tuổi tác, bệnh nền. Tổng cộng các chuyên gia tiến hành phân tích 2 giai đoạn của dịch bệnh.

Từ tháng 12.2020 đến giữa tháng 5.2021, thời điểm biến thể Alpha chiếm đa số, tiêm đủ mũi mang đến hiệu quả bảo vệ trung bình 79%, có chênh lệch ít giữa các dòng vắc xin. Người đã mắc Covid-19 và chưa tiêm vắc xin giảm được 65% nguy cơ nhiễm virus Corona chủng mới.

Từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 8.2021, giai đoạn biến thể Delta thống trị, tiêm đủ mũi giảm nguy cơ mắc Covid-19 từ 64-70%. Hiệu quả bảo vệ tương tự ở người từng mắc Covid-19 và chưa tiêm vắc xin (65-77%).

Trong cả hai giai đoạn nghiên cứu, vắc xin tiêm 2 mũi mang đến sự bảo vệ cao hơn vắc xin một mũi, và ngăn ngừa các triệu chứng Covid-19 nếu nhiễm virus.

Nga vất vả chống Covid-19 khi tỉ lệ tiêm ngừa thấp dù sớm có vắc xin
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.