Ti vi trong phòng ngủ có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ

06/10/2017 09:40 GMT+7

Phòng ngủ của trẻ có tivi có thể là nguyên nhân làm cho trẻ béo bụng và béo phì, theo nhiều nghiên cứu gần đây được đăng trên Mail Online.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Ohio (ở Columbus, Mỹ) đã phân tích dữ liệu trên 10.955 trẻ sinh vào năm 2000 đến 2002.
Họ xem miêu tả về thói quen hằng ngày của trẻ từ lúc 3 tuổi cho đến khi trẻ được 11 tuổi. Họ cũng đo chiều cao và cân nặng của các trẻ này để so sánh.
Kết quả cho thấy rằng trẻ 3 tuổi có giờ giấc ăn ngủ đều đặn và hạn chế giờ xem ti vi thì chúng kiểm soát được cảm xúc và cơn giận dữ tốt hơn.
Trong khi đó, những trẻ có giờ giấc ăn ngủ lộn xộn và xem ti vi nhiều hơn ở trong phòng ngủ thì kiểm soát cảm xúc kém hơn và có nhiều khả năng trở nên béo phì khi chúng 11 tuổi.
Các nhà nghiên cứu của Đại học London (Anh) tháng trước cũng khuyến cáo các ba mẹ nên để ti vi trong phòng khách để có thể kiểm soát được giờ xem ti vi của trẻ.

tin liên quan

7 dấu hiệu 'tố cáo' bạn có thể bị viêm bàng quang

Khi bị viêm bàng quang, nếu không được điều trị kịp thời thì tình trạng viêm có thể lan đến bất kỳ nơi nào trong hệ tiết niệu, từ niệu đạo đến thận. Tình trạng này khiến người bệnh hết sức khó chịu.

Tiến sĩ Anja Heilmann, dẫn đầu nghiên cứu được thực hiện trên 12.500 trẻ, cho rằng xem ti vi và sử dụng thiết bị điện tử khác quá nhiều cùng với ngủ không đủ có thể làm cho trẻ trở nên béo phì khi chúng lớn.
Nhiều giả thuyết khác cũng cho thấy mối liên quan này vì trong khi xem ti vi, chúng thường ăn vặt nhiều và ngồi nhiều.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Đại học bang Iowa (Mỹ) cho thấy những trẻ nhỏ tăng cân nhiều hơn và béo bụng nếu họ có thể ngồi và nằm cả đêm trên giường sử dụng điều khiển ti vi để xem.
Nghiên cứu này đánh giá lại mức ảnh hưởng của ti vi và máy chơi điện tử trong phòng ngủ lên 5.000 trẻ trong vòng hai năm. Hơn một nửa trong số chúng đều có ti vi trong phòng ngủ khi chúng được 7 tuổi.
Những nhà nghiên cứu cảnh báo những trẻ này cũng dường như học sa sút hơn và dành ít thời gian để đọc sách khi ở trường. Những trẻ thích chơi trò bạo lực cũng tăng mức độ gây hấn. Chúng có nguy cơ cao nghiện trò chơi điện tử.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.