Thượng thành Huế trước và sau cuộc di dời dân lịch sử

Lê Hoài Nhân
Lê Hoài Nhân
03/08/2023 08:57 GMT+7

Hàng ngàn hộ dân lấn chiếm Thượng thành (bờ thành bao bọc Kinh thành Huế) hàng chục năm qua đã được di dời về nơi ở mới. Giờ đây, di tích này đã được trả lại hiện trạng, khoác lên mình một diện mạo mới.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ngày 2.8, khu vực phía đông Thượng thành Huế (giáp với đường Xuân 68, TP.Huế) đang được thi công làm sạch, san ủi mặt bằng.

Thượng thành Huế trước và sau cuộc di dân lịch sử - Ảnh 1.

Khu vực phía đông Thượng thành đang được san ủi bằng phẳng, trả lại mặt bằng cho di tích. Nơi này từng bị các hộ dân chiếm đất, xây nhà

LÊ HOÀI NHÂN

Những ngày này, công nhân đang tiến hành thu dọn rác thải, phát quang bụi rậm; hàng loạt căn nhà hoang được người dân xây dựng làm nơi tá túc trước đây đã được triệt giải; bề mặt Thượng thành cũng được san ủi bằng phẳng. Đây là hạng mục nằm trong dự án làm sạch mặt bằng Thượng thành do Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Huế làm chủ đầu tư.

Thượng thành Huế trước và sau cuộc di dân lịch sử - Ảnh 2.

Đơn vị thi công đang dọn xác của ngôi nhà còn lại tại Thượng thành (đoạn giáp đường Xuân 68)

LÊ HOÀI NHÂN

Khác với cảnh "nghẹt thở" khi bờ thành di tích bị hàng trăm hộ dân xâm hại hơn 3 năm trước. Sau khi giải phóng mặt bằng, đứng từ Thượng thành Huế, người dân và du khách có thể phóng tầm mắt trải nghiệm cảnh quan của công trình kiến trúc đồ sộ, ngắm các hộ thành hào, những con đường chạy dọc Kinh thành Huế.

Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Huế, dự kiến, đến cuối năm 2023, dự án làm sạch, hoàn trả mặt bằng Thượng thành Huế hoàn tất. Sau đó sẽ được bàn giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế quản lý. 

Thượng thành Huế trước và sau cuộc di dân lịch sử - Ảnh 3.

Đứng từ Thượng thành có thể ngắm hộ thành hào thơ mộng

LÊ HOÀI NHÂN

Thượng thành Huế trước và sau cuộc di dân lịch sử - Ảnh 4.

Công trình kho chứa thuốc súng thời nhà Nguyễn lộ ra sau khi giải phóng mặt bằng

LÊ HOÀI NHÂN

Thượng thành Huế trước và sau cuộc di dân lịch sử - Ảnh 5.

Những phần gạch do người dân xây dựng nhà trước đây còn sót lại trên bờ thành

LÊ HOÀI NHÂN

Thượng thành Huế trước và sau cuộc di dân lịch sử - Ảnh 6.

Những con đường dọc Thượng thành trở nên thoáng đãng

LÊ HOÀI NHÂN

Thượng thành Huế trước và sau cuộc di dân lịch sử - Ảnh 7.

Khu vực Thượng thành giáp đường Ông Ích Khiêm vừa được dọn dẹp xác nhà

LÊ HOÀI NHÂN

Trước đó, nhằm gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa còn nguyên vẹn của di tích Kinh thành Huế, năm 2019, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thực hiện một cuộc di dân lịch sử. Trong giai đoạn 1, dự án thực hiện di dời tổng số 5.024 hộ dân đến nơi ở mới. Đến nay, đã phê duyệt bố trí tái định cư 2.751 hộ. 

Riêng tại khu vực Thượng thành có 289 trường hợp có nhà phải di chuyển. Hiện nay, hầu hết các hộ dân Thượng thành đã bàn giao mặt bằng, chỉ còn 1 trường hợp duy nhất, dự kiến sẽ xử lý trong cuối tháng 8 này.

Thượng thành Huế trước và sau cuộc di dân lịch sử - Ảnh 8.

Trước khi di dời, tại khu vực Thượng thành có nhiều người dân sinh sống

P.T

Thượng thành Huế trước và sau cuộc di dân lịch sử - Ảnh 9.

Những ngôi nhà tạm bợ dựng lên Thượng thành, khiến di tích bị xâm hại, nhếch nhác.

P.T

Thượng thành, hay còn gọi là Vòng thành, có chu vi gần 10 km, cao 6,6m, dày 21m, được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo pháo nhãn, đại bác, kho đạn... Ban đầu, bờ thành chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời vua Gia Long mới bắt đầu xây gạch. Tuy nhiên, sau này, người dân lấn chiếm, xây dựng nhà cửa trên khu vực đó.

Thượng thành nằm trong hệ thống Kinh thành Huế, là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới. 



Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.