Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022: Đòn bẩy cho tăng trưởng bền vững

Thành Luân
Thành Luân
14/12/2022 10:48 GMT+7

Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử (TMĐT) trong năm 2022 đang dần bình ổn lại sau sự bùng nổ trong giai đoạn 2020 - 2021, các doanh nghiệp TMĐT sẽ ra sao trên đường đua này?

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2022 do Google, Temasek và Bain & Company công bố, nền kinh tế số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%, từ 18 tỉ USD trong năm 2021 lên 23 tỉ USD. Trong đó, TMĐT có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực (tăng 26%) so với cùng kỳ năm ngoái.

Khi thị trường TMĐT dần bình ổn lại, những doanh nghiệp đang dồn sức tăng trưởng nóng sẽ bị lỡ trớn và hụt hơi. Không còn chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng, tình trạng lạm phát cao và lãi suất tăng nhanh chóng đẩy nhiều công ty công nghệ đứng trước nguy cơ khủng hoảng tài chính.

Có thể nói, sau Covid-19 thì lạm phát chính là “kỳ thi sát hạch” tiếp theo cho sức khỏe doanh nghiệp.

Chiến lược này đòi hỏi các doanh nghiệp tập trung vào năng lực cốt lõi của mình và xây dựng được những giá trị cho khách hàng.

Doanh nghiệp nổi bật theo đuổi chiến lược này tại Việt Nam có thể kể đến là Lazada. Có thể nói Lazada là doanh nghiệp có những bước đi vững vàng trong các thời điểm khó khăn, dù là Covid-19 hay giai đoạn nhiều thăng trầm hiện nay của nền kinh tế - khi mà các “tay chơi” còn lại của thị trường TMĐT Việt đều đang ít nhiều gặp khó.

Năm 2022 của Lazada có thể được định nghĩa trong chữ “Mới” khi nền tảng này liên tục cho ra mắt những hoạt động mới: khai trương văn phòng mới, mở thêm dịch vụ giao nhận đa kênh, mua 100 xe máy điện để bổ sung vào đội ngũ giao hàng và theo một nguồn tin, nền tảng này cũng chuẩn bị khánh thành một trung tâm phân loại hàng hóa quy mô lớn ở Bình Dương vào năm 2023.

Lazada khai trương văn phòng mới tại Hà Nội

ctv

Tập trung mang đến giá trị cho người tiêu dùng

“Trong bối cảnh hiện tại, thay vì chỉ tập trung vào việc đưa ra thật nhiều voucher, chúng tôi dành nhiều nguồn lực để tìm hiểu sâu hơn tâm lý và hành vi mua sắm của khách hàng” - đại diện Lazada Việt Nam cho biết.

Việc thấu hiểu những thay đổi trong nhu cầu tâm lý của khách hàng cho phép Lazada tinh chỉnh các hoạt động ưu đãi cho phù hợp, ví dụ như cùng là voucher giảm giá nhưng trong Lễ hội mua sắm 12.12 “Tiệc Sale bung xõa” diễn ra từ ngày 12 tới 14.12, nền tảng này mang đến 6 tầng giảm giá, nhằm đánh trúng những “tầng” nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng như mã giao hàng miễn phí 0đ, hoàn tiền tối đa hay càng tích lũy voucher càng giảm được nhiều chi phí.

Lễ hội mua sắm 12.12 “Tiệc Sale bung xõa” mang đến loạt ưu đãi hấp dẫn

ctv

Tập trung phát triển năng lực lõi

Khác với nhiều doanh nghiệp TMĐT khác, Lazada không tập trung mở rộng theo chiều ngang với nhiều dịch vụ khác nhau. Nền tảng kiên định đào sâu vào năng lực cốt lõi của mình với hệ sinh thái TMĐT, trong đó logistics được xem là một trong những mảnh ghép quan trọng nhất.

Logistics là mảnh ghép quan trọng nhất trong hệ sinh thái của Lazada

ctv

Nửa cuối năm 2022, mảng logistics của Lazada tiếp tục cho thấy đà phát triển mạnh mẽ khi lần lượt cho ra mắt nhiều dịch vụ mới, đặc biệt là giải pháp giao hàng đa kênh, phục vụ mọi nhu cầu của nhà bán hàng cả nội và ngoại sàn.

Tập trung nâng cao hiệu suất vận hành nhờ công nghệ

Nhờ sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Alibaba, công nghệ được xem như DNA của nền tảng này và được Lazada ứng dụng linh hoạt trong mọi quy trình vận hành. Nền tảng này không ngừng mạnh tay đầu tư để có thể nâng cao được hiệu quả của các công nghệ hiện đại.

Nhìn chung, cuộc đua thị phần trên TMĐT sẽ không dễ dàng ngã ngũ bởi tiềm lực tài chính mạnh, mà quan trọng là doanh nghiệp nào có chiến lược đầu tư đúng và bền vững vào các năng lực lõi để mang đến quyền lợi cao nhất cho người dùng. Đó chính là chìa khóa để các doanh nghiệp có thể vững vàng vượt qua các bài kiểm tra của thị trường, trở thành “người chiến thắng sau cùng”.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.