Thủ khoa tiếp sức gen Z: Giải đề nhiều liệu có tốt?

14/04/2023 09:00 GMT+7

Một trong những vấn đề đầu tiên mà Trần Ngọc Đoan, thủ khoa Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM 2020, muốn chia sẻ với thí sinh trong chương trình "Thủ khoa tiếp sức gen Z" chính là việc giải đề.

Một trong những vấn đề đầu tiên mà Trần Ngọc Đoan, thủ khoa Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM 2020, muốn chia sẻ với thí sinh (TS) trong chương trình "Thủ khoa tiếp sức gen Z" chính là việc giải đề.

Thủ khoa Trần Ngọc Đoan: Giải đề nhiều liệu có tốt hay không?

"Trong lúc ôn tập thì việc thực hành là quan trọng nhất và cách để thực hành sát với đề thi nhất chính là giải đề. Tuy nhiên, giải đề nhiều liệu có tốt không và giải đề như thế nào để hiệu quả? Để giải đề hiệu quả nhất thì phải dựa trên 3 yếu tố là chất lượng bộ đề, thời gian làm đề và những lỗi sai khi làm đề", Đoan nhận định.

Chàng thủ khoa chỉ ra một bộ đề chất lượng nhất là bộ đề sát với những kiến thức đã học nhất và sát với đề thi thực tế nhất của Bộ GD-ĐT. TS cần tránh làm những bộ đề quá khó hoặc quá dễ, hoặc bộ đề có những câu nằm trong phần giảm tải của Bộ

Thủ khoa tiếp sức gen Z: Tại sao 'cắm đầu' giải đề  mà điểm vẫn thấp - Ảnh 2.

Trần Ngọc Đoan, thủ khoa Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM 2020

GD-ĐT. Đoan khuyên TS hãy lựa những nguồn đề uy tín, như đề thi thử của các trường THPT lớn trên cả nước qua các năm cũng là một gợi ý thích hợp về nguồn đề.

"Thứ hai là thời gian làm đề, theo kinh nghiệm của mình, khi giải một bộ đề mình sẽ chia ra thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là làm đề thi với điều kiện và thời gian giống y như lúc thi thật. Điều này sẽ giúp rèn luyện cho các bạn làm quen với áp lực trong phòng thi và đối với từng bộ đề mà các bạn đang giải. Giai đoạn 2 là làm hết tất cả những câu chưa làm xong trong đề và sau đó mới kiểm tra đáp án. Chỉ có như vậy mới luyện tập được thói quen bao phủ hết toàn bộ những câu hỏi trong bộ đề đang giải, cũng như bao phủ hết toàn bộ kiến thức có trong bộ đề", Đoan "bật mí" về kinh nghiệm giải đề.

Điều thứ ba, theo Đoan, cũng là điều quan trọng nhất mỗi khi luyện đề: "Ở từng môn, các bạn phải tập hợp một danh sách bao gồm nhiều cột, ứng với mỗi cột là từng vùng kiến thức trong các môn mà các bạn đang luyện thi. Sau mỗi đề làm xong, hãy tổng hợp và đếm những câu sai liên quan đến từng nội dung kiến thức và ghi chép lại. Sau khoảng 5 lần làm các đề, nhìn vào bảng tổng hợp chi tiết những câu sai đó, ta sẽ biết mình đang yếu nhất ở đâu và hay sai ở phần kiến thức nào. Khi đó, chúng ta tạm ngưng việc giải đề để quay lại vùng kiến thức hay sai nhất và ôn luyện đến khi nào chúng ta vững thì mới tiếp tục giải đề".

Và Đoan khẳng định: "Chỉ có như vậy, chúng ta mới tự phát hiện được lỗ hổng kiến thức của mình ở đâu và vá nó một cách kịp thời để chuẩn bị kiến thức một cách tốt nhất trước khi bước vào kỳ thi".

Thí sinh cùng theo dõi các video "Thủ khoa tiếp sức gen Z" trên các nền tảng: Facebook, YouTube, TikTok của Báo Thanh Niên và tại thanhnien.vn; mỗi ngày 2 lượt phát sóng (sáng: 9 giờ; chiều: 14 giờ).

Đơn vị tài trợ: 

Thủ khoa tiếp sức gen Z: Giải đề nhiều liệu có tốt? - Ảnh 4.

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.