• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Túi lục bình ở Milan và hành trình Á - Âu của thời trang thủ công Việt

Thu Nguyệt
trangdtbtn@gmail.com
30/09/2023 11:00 GMT+7

Sau hành trình mang túi lục bình (túi được làm thủ công từ cây lục bình Việt Nam) sang Úc của nhà thiết kế (NTK) Đỗ Mạnh Cường, NTK trẻ Phan Đăng Hoàng lại tiếp tục giới thiệu túi Việt ở trời Âu trong khuôn khổ Milan Fashion Week. Không dừng lại ở lời nói, hành động quảng bá sản phẩm thời trang thủ công Việt của các NTK đang mang đến những hiệu ứng truyền thông rất tốt.

Cuối tháng 9 vừa qua, tại Tuần lễ thời trang Milan - Milan Fashion Week, NTK Việt trẻ tuổi Phan Đăng Hoàng trong vai trò Giám đốc sáng tạo của thương hiệu đã có màn chào sân "mãn nhãn" với bộ sưu tập (BST) "Sculpture". Đi cùng những thiết kế độc đáo và ấn tượng của NTK trẻ gốc Nghệ An, Việt Nam chính là những chiếc túi lục bình Comay Craft (loại túi được làm thủ công từ cây lục bình).

Túi lục bình ở Milan và hành trình Á - Âu của thời trang thủ công Việt - Ảnh 1.

Túi lục bình Comay Craft cùng các thiết kế trong BST "Sculpture" của Phan Đăng Hoàng tại Milan Fashion Week

Túi lục bình ở Milan và hành trình Á - Âu của thời trang thủ công Việt - Ảnh 2.

Tại Milan Fashion Week, Phan Đăng Hoàng sử dụng 4 thiết kế túi thủ công Việt Nam

Tín hiệu đáng mừng không chỉ nằm ở thông tin NTK trẻ Phan Đăng Hoàng là NTK Việt đầu tiên có cơ hội trình diễn cùng các nhà mốt hàng đầu thế giới như Gucci, Prada, Fendi, Armani… mà ngay tại sự kiện lớn này những chiếc túi thủ công Việt cũng được "sánh" vai với những chiếc túi hàng hiệu đắt đỏ, xuất hiện trên sàn catwalk cùng những người mẫu nổi tiếng, trước sự chứng kiến của đông đảo tín đồ thời trang thế giới.

Phan Đăng Hoàng là NTK Việt đầu tiên chính thức trình diễn tại Milan Fashion Week

Chỉ có bốn mẫu túi đã được làm để "phục vụ" buổi trình diễn lớn tại Milan. Và dù chỉ có bốn mẫu túi nhưng NTK cùng hàng chục người thợ thủ công Việt đã phải mất gần một tháng để hoàn thiện (từ khâu thiết kế, thực hiện tới hoàn thiện sản phẩm). Giá trị của hàng thời trang thủ công nằm ở đó - trong sự tỉ mỉ của người làm sản xuất khi lựa chọn nguyên liệu, trong sự cần cù, khéo léo của đôi bàn tay người thợ đan lát nên chiếc túi và nằm cả ở trong sự cầu kỳ vẽ, dựng của NTK và sự đính kết của các nghệ nhân lành nghề.

Túi lục bình ở Milan và hành trình Á - Âu của thời trang thủ công Việt - Ảnh 4.

Một trong bốn mẫu túi tại Milan 2024

Túi lục bình ở Milan và hành trình Á - Âu của thời trang thủ công Việt - Ảnh 5.

Túi lục bình ở Milan và hành trình Á - Âu của thời trang thủ công Việt - Ảnh 6.

Chia sẻ với phóng viên, anh Trần Doãn Hùng (thương hiệu túi Comay Craft) nói: "Đặc trưng của hàng thời trang thủ công là kén người. Dù chúng tôi – những người trong nghề đang rất nỗ lực cải tiến mẫu mã, công năng sản phẩm để chúng dễ dàng tương thích với người tiêu dùng hơn, phù hợp với nhiều loại trang phục hơn, mang màu sắc hiện đại, tiệm cận quốc tế nhiều hơn. Nhưng có thể nói thị trường và cộng đồng dành cho hàng thời trang thủ công hiện vẫn còn rất nhỏ. Đó kéo theo sự hạn chế về cơ hội quảng bá và không cho phép dành ra mức chi quá lớn cho truyền thông, marketing sản phẩm. Trong bối cảnh này, sự yêu quý, tin tưởng và chung tay quảng bá các sản phẩm thủ công Việt của các NTK nổi tiếng như Đỗ Mạnh Cường hay trẻ và tài năng như Phan Đăng Hoàng thực đáng quý".

Túi lục bình ở Milan và hành trình Á - Âu của thời trang thủ công Việt - Ảnh 7.

Túi lục bình tại Úc show

"Chúng tôi rất tự hào vì được các NTK Việt tin tưởng hợp tác. Dưới dạng "collab" chúng tôi cùng nhau tạo ra các sản phẩm thực sự chất lượng – những sản phẩm có tầm vóc thẩm mỹ của một NTK thời trang lớn. Đồng thời có sự tinh xảo, khéo léo của các nghệ nhân làng nghề lâu năm cùng sự tâm huyết, kỳ công của những người điều hành sản xuất. Đã nhiều lần sản phẩm của chúng tôi được "theo chân" các NTK Việt ra sàn diễn quốc tế như Milan Fashion Week và nhận được sự khen ngợi của nhiều khách hàng thời trang trong và ngoài nước. Thế nhưng có thể nói lần nào cũng như lần nào – luôn tràn ngập cảm xúc cũng mới mẻ, vui sướng và tự hào".

Để tạo ra những sản phẩm thủ công giá trị cần rất nhiều kinh nghiệm, khéo léo của người thợ, sự bền bỉ của người điều hành sản xuất và sự "chung tay của các NTK

Cũng giống như chiếc túi cỏ truyền thống Yan Lipao trứ danh của Thái Lan được Hoàng hậu nước bạn quảng bá ở các sự kiện quốc tế, túi thủ công Việt Nam có giá trị riêng, lớn lao rất cần những cơ hội tương tự. 

Từ đôi bàn tay của những người phụ nữ nông thôn, các sản phẩm thời trang thủ công đến tay những tín đồ sành điệu, đó chính là một thứ giá trị lớn lao

Bởi, nó không chỉ được làm từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên thân thiện với môi trường, sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống giúp lưu giữ nét đẹp đã có qua nhiều đời ông cha mà còn là sản phẩm có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn…


"Nhân văn và đáng quý hơn cả là việc một sản phẩm thời trang bán tại các thị trường quốc tế, cho các khách hàng sành điệu của thế giới lại đến từ một vùng quê xa của Việt Nam, được chau chuốt bởi những đôi bàn tay của những người phụ nữ nông thôn...", anh Trần Doãn Hùng nói.

Ảnh: Comay Craft, Milan Fashion Week, Trần Doãn Hùng

Top
Top