• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Tủ thuốc gia đình ngày Tết

20/01/2016 10:01 GMT+7

Giữ gìn sức khỏe vốn là việc quan trọng và càng lưu ý hơn vào dịp Tết. Tuy nhiên, ăn uống cùng lúc nhiều loại thực phẩm khác nhau cộng với việc thức khuya đi chơi xa khiến nhiều người gặp các vấn đề sức khỏe. Chuẩn bị một số loại thuốc là việc cần làm để Tết diễn ra suôn sẻ và ý nghĩa.

Bài: Trần Lệ Thủy

 

bs 01-medication1

 

Với người lớn cần chuẩn bị những loại thuốc gì để cấp cứu ngay mà không cần kê đơn bác sỹ?

Thu Hà - Bình Dương
 

Việc chuẩn bị sẵn thuốc sẽ giúp bệnh nhân và người thân chủ động khi xảy ra tình huống không mong muốn, nhất là vào ban đêm. Theo DS Phan văn Út (Phó GĐ Công ty DPTW2), với người lớn các loại thuốc nên chuẩn bị là thuốc điều trị mạn tính, trị tiêu chảy, khó tiêu, thuốc trị dị ứng. 

Thuốc trị các bệnh mạn tính: Dự trữ những loại thuốc được bác sỹ kê đơn để trị các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu... nên trữ cho đủ, đặc biệt trong mấy ngày nghỉ Tết (4 - 5 ngày) trữ dài hơn càng tốt. Ngoài ra nên cất các loại thuốc này vào góc riêng trong tủ thuốc để khi cần thì lấy dễ dàng.

 

bs o-medicine-cabinet-facebook

 

Thuốc giảm đau hạ sốt: Paracetamol hoặc các biệt dược có paracetamol để trị cảm sốt, đau nhức. 

Thuốc trị tiêu chảy: dự trữ gói Oresol để pha với nước uống nhằm bù nước và chất điệngỉai trong trường hợp bị tiêu chảy nặng.có thể trữ thuốc trị tiêu chảy là chất hấp thụ như than hoạt (Carbomint, Carbotrim), hợp chất smectite (smecta). Nên trữ thuốc loại liệt nhu động ruột như paregoric (viên paregoric, và lưu ý chỉ dùng cho người lớn. Nếu không có Oresol, có thể pha dung dịch muối đường với 1 muỗng cà phê muối ăn, 8 muỗng cà phê đường cát trong 1 lít nước đun sôi để nguội. Có thể vắt thêm nước một trái cam vào dung dịch này để thay thế dung dịch Oresol.'

 

bs rBVaGFTA Z-AMSBDAAHVHbsX52g171

 

Thuốc trị khó tiêu, đầy bụng: có thể trữ kháng axit có chứa chất đầy hơi simethicon (simelox) hoặc thuốc làm tăng nhu động dạ dày khi bị chứng khó tiêu ở người lớn. Ngoài ra, ta có thể chế sẵn rượu gừng bằng cách lấy gừng tươi phơi khô, tán nhuyễn ngâm trong 100ml rượu đế. Mỗi lần ăn uống khó tiêu, đầy hơi, uống một muỗng cà phê rượu gừng với nước đường. Uống trà gừng (gừng tươi xắt lát cho vào nước trà nóng) cũng có tác dụng trị đầy bụng. 

Thuốc trị dị ứng: dự trữ thuốc dạng siro chứa thuốc kháng histamin (như siro Theralene) để trị dị ứng do thức ăn hay do lý do nào khác làm nổi mề đay, gây ngứa ngoài da. Lưu ý, các thuốc này dễ gây buồn ngủ. Nếu muốn dùng thuốc không bị buồn ngủ. Nếu không có thuốc sẵn, có thể dùng bằng cách uống thuốc nước sắc bằng lá tía tô, gừng tươi. Chia nước sắc này thành 3 lần uống trong ngày. Trong trường hợp say rượu nhẹ, nên uống cà phê hoặc trà đậm là chất kích thích, đối kháng với tác dụng của rượu và ngủ. Nếu say nhiều có ói mửa, uống nước trà chanh pha đường, muối hoặc uống nước đậu xanh xay nát (còn cả vỏ).

 

shutterstock 149973620

 

Sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ tại nhà

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, vì vậy không phải mọi thứ thuốc dùng cho người lớn đều có thể dùng cho trẻ em dù đã giảm liều. Khi sử dụng các loại thuốc để điều trị cho trẻ cần phải hiểu rõ tính chất dược lý của thuốc và đặc điểm cơ thể của trẻ, dùng thuốc đúng bệnh, thuốc phải mang lại hiệu quả, an toàn và kinh tế nhất. Ở trẻ còn có một hiện tượng đặc biệt là trẻ rất nhạy cảm đối với thuốc – một trong những sự nhạy cảm này là có nhiều thuốc gây biến đổi nhiệt độ một cách đột ngột và gây đáp ứng quá mức đối với trẻ. Đa số trẻ bệnh chỉ cần dùng thuốc, chăm sóc và theo dõi tại nhà, do vậy các mẹ và người chăm sóc trẻ cần biết cách sử dụng thuốc đúng cho trẻ tại nhà.

 

child-take-clo-from-spoon

 

Để sử dụng thuốc cho trẻ đúng cách, mẹ cần lưu ý những điều sau: Không tự ý dùng thuốc cho trẻ vì có thể gây ngộ độc, lờn thuốc. Luôn tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ khi dùng bất kỳ thuốc gì cho trẻ. Không tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc. Không sử dụng toa cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác uống. Không bóp mũi trẻ, đè đổ thuốc. Giải thích và dỗ dành trẻ nếu trẻ khóc hoặc không chịu uống thuốc. Không cho trẻ uống thuốc khi trẻ đang khóc, cười hay đang co giật. Không pha thuốc vào sữa, thức ăn. Không để thuốc trong tầm với của trẻ. Tất cả thuốc phải được đặt trong tủ an toàn có khóa. Nếu trẻ uống Aspirine, Corticoide, cho uống sau bữa ăn để phòng ngừa viêm loét dạ dày.

 

Top
Top