• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Trào ngược dạ dày thực quản

13/02/2019 09:04 GMT+7

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh khá phổ biến và ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nhưng lại nhiều người khá chủ quan.

Bài: BS CKII Ngô Thanh Thúy - CK. Nội tổng quát - Phòng khám đa khoa Vigor Health

 

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hiện tượng thức ăn và các chất chứa trong dạ dày như axit, men tiêu hóa, hơi… không ở yên trong dạ dày mà dâng trào từng lúc hay thường xuyên lên thực quản, có khi lên tới miệng gây nên các tổn thương tại thực quản, hầu, họng.


Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây ra hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh GERD thường gặp người có thói quen uống rượu - bia, hút thuốc lá; ăn thức ăn chứa nhiều gia vị, mỡ, cà phê, chocolate; người có cơ địa bệnh béo phì, suy giảm chức năng của cơ vòng thực quản dưới, thoát vị hoành, phụ nữ mang thai, hen suyễn, đái tháo đường, cơ địa chậm tiêu hóa của dạ dày, rối loạn mô liên kết như xơ cứng bì.

 

Benh trao nguoc da day

 

Những dấu hiệu của hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Ợ hơi lúc đói: Là dấu hiệu sớm của bệnh trào ngược.

Ợ nóng: Triệu chứng vàng nhận biết bệnh trào ngược dạ dày. Cảm giác nóng rát lan từ thượng vị lên dọc đằng sau xương ức, đôi khi lan đến vùng hạ họng hoặc lên tận mang tai, kèm vị chua trong miệng.

Ợ chua: Xảy ra khi dịch dạ dày lên cao hết chiều dài thực quản, đến cuống miệng sẽ gây cảm giác ợ chua.

Đau, tức ngực: Đây là triệu chứng cũng thường hay xuất hiện đối với các bệnh tim mạch. Vì vậy, triệu chứng này là nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tim mạch.

Khàn giọng, đau họng, ho đêm: Có thể nhầm với viêm họng đơn thuần. Tuy nhiên khi thấy biểu hiện đau họng, viêm họng mà đi chữa viêm họng vẫn không hết, thì có thể đã bị trào ngược dạ dày thực quản.

Khó nuốt, nuốt vướng, cảm giác có đờm ở cổ Có cảm giác như có khối u trong cổ họng.


Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản

Viêm hệ hô hấp

Viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay phổi có thể xảy ra khi chỉ một lượng nhỏ dịch axit trào lên được tới đường hô hấp. Triệu chứng của viêm đường hô hấp thường gặp là ho, khò khè kéo dài tuy nhiên lại không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các phương pháp điều trị thông thường. Một số bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị dày lên. Đây là hậu quả của tình trạng dịch acid ở dạ dày trào vào vùng hầu họng. Gần đây, các nhà khoa học cũng chỉ ra mối liên quan mật thiết ở những người bị bệnh GERD và tình trạng hen suyễn. Ngoài ra, người bị bệnh trào ngược dạ dày có thể bị mòn răng, viêm tai…

Hẹp thực quản

Dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm dẫn đến loét, hẹp thực quản. Triệu chứng: khó nuốt, nuốt đau, đau ngực. Đặc biệt đau phía sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa.

Barrett thực quản

Là tình trạng các tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị biến đổi màu sắc, do sự tiếp xúc lặp đi lặp lại với acid dạ dày. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ người bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ phát triển thành Barrett thực quản. Tuy nhiên, sự biến đổi của tế bào trong bệnh Barrett thực quản là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư thực quản. Đây là một trong những biến chứng rất nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản.

Ung thư thực quản

Là biến chứng hiếm gặp. Biến chứng này thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Triệu chứng: nuốt nghẹn, trớ, đau sau xương ức, khàn tiếng, ho khạc liên tục, đau ngực, hội chứng nhiễm trùng nổi bật. Có thể, xuất hiện hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả 2 bên, gầy sút cân.

 

Các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản

X quang hệ thống tiêu hóa trên:

- Nội soi: được chỉ định khi có những triệu chứng báo động hay để tầm soát ở bệnh nhân có nguy cơ biến chứng cao. Ở những trường hợp không phải thực quản Barrett, không cần nội soi lại khi bệnh nhân không có thêm triệu chứng mới.

- Đo PH thực quản: là tiêu chuẩn vàng để xác định có trào ngược hay không trào ngược dạ dày thực quản.

- Đo chuyển động của thực quản.

 

dau-hieu-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

 

Điều trị

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm tần số của chứng ợ nóng.

Thừa cân gây áp lực lên bụng, thúc đẩy dạ dày và gây ra acid vào thực quản. Từ từ giảm cân, không quá 0,5 - 1 kg một tuần.

Tránh quần áo chặt. Quần áo chặt quanh eo gây áp lực lên bụng và các cơ vòng thực quản dưới. Tránh các loại thực phẩm gây ra chứng ợ nóng như các thực phẩm rán, rượu, chocolate, bạc hà, hành tây, tỏi và cà phê có thể làm cho chứng ợ nóng tệ hơn.

Không nằm xuống sau bữa ăn. Chờ ít nhất 2 - 3 giờ sau khi ăn trước khi nằm xuống hay đi ngủ.

Nâng cao đầu giường. Độ cao trong khoảng 10 - 15cm. Nếu không thể để nâng cao giường, có thể chèn một cái nệm giữa nệm lò xo để nâng cao cơ thể từ thắt lưng trở lên.

Không hút thuốc. Hút thuốc làm giảm khả năng cơ vòng thực quản dưới hoạt động đúng.

 

IMG 5022

 

Thuốc

Cần lưu ý tăng tiết axít không là yếu tố bệnh sinh chính trong nhưng PPI vẫn là thuốc điều trị đầu tiên để ức chế tiết axít.

- Kiểm soát tốt sự bài tiết/trung hòa axít bằng thuốc: thuốc trung hòa axít giúp giảm nhanh triệu chứng. dùng ngắn ngày: uống sau ăn 1 giờ và 3 giờ.

- Ức chế thụ thể H2: có tác dụng tốt thể GERD nhẹ và trung bình: liều dùng từ 1 - 2 viên uống trước khi ăn khoảng 15 - 30 phút.

- Ức chế bơm proton: có chỉ định dùng trong GERD thể trung bình và nặng, hoặc có biến chứng. Liều chuẩn 1 viên trước khi ăn 30 phút, kéo dài trong 4 - 8 tuần. Nếu không đáp ứng tăng liều gấp đôi, dùng trong 4 - 8 tuần. Lưu ý việc dùng PPI có thể duy trì lâu dài và tùy theo yêu cầu của bệnh nhân. Tuy nhiên, PPI có thể làm giảm hấp thu sắt, canxi, vitamin B12 và magnesium máu cần theo dõi và điều trị bù trừ khi cần thiết.

- Alginate (Gaviscon) 3 viên - gói/ ngày, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Cơ chế tác dụng: tạo lớp màng ngăn vững chắc, có tính nhầy, gần như trung tính, được hình thành khi tiếp xúc với axít dạ dày, nổi trên bề mặt dạ dày.

- Nhóm thuốc trợ vận động tiêu hóa như Metoclopramide (Primperam), Domperidone… Nên nhớ rằng các thuốc này nhất thiết phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương án tốt nhất để điều trị dứt điểm trào ngược dạ dày thực quản. Trong đó, phẫu thuật bao đáy vị Nissen là biện pháp điều trị đem lại hiệu quả cao. Thủ thuật này tạo ra một “van chức năng” mới giữa thực quản và dạ dày và ngăn ngừa trào ngược axit từ dạ dày vào thực quản.

Top
Top