• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Gen Z du lịch

Thưởng thức ẩm thực đặc sắc dân dã của người miền Tây sông nước

Tiffany Trần
lamthuyanh85@yahoo.com
08/09/2023 16:00 GMT+7

Ẩm thực miền Tây, cụ thể là Cần Thơ đã thu hút du khách khi tới đây bởi sự kết hợp hương vị hài hòa, đậm đà, thơm ngon cùng hình thức trình bày bắt mắt. Mỗi món ăn đều chứa đựng tình cảm nồng nhiệt cùng sự khéo léo trong cách chế biến của người dân xứ Tây Đô.

Nếu đã tới vùng "gạo trắng nước trong" Cần Thơ, thưởng thức các món ăn đặc sản miền Tây ở đây, hẳn du khách khó lòng quên được nền ẩm thực phong phú của xứ Tây Đô. 

Tô hủ tiếu trên chợ nổi Cái Răng và lò hủ tiếu truyền thống ở Cần Thơ

Thưởng thức nền ẩm thực đặc sắc của miền Tây sông nước - Ảnh 1.

Hủ tiếuchợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) từng "hớp hồn" đầu bếp nổi tiếng nhất thế giới Gordon Ramsay

Nước lèo hủ tiếu ngon nhờ vào việc ninh xương heo và củ cải trắng (có khi còn cả củ cải đỏ). Tô hủ tiếu hoàn hảo còn nhờ các loại rau mùi, húng quế, húng cây, xà lách, giá, hẹ, thêm miếng thịt heo luộc, khoanh chân giò. Những nguyên vật liệu đó chính là sản vật của vùng đất miền Tây Nam bộ nói chung và chợ nổi Cái Răng nói riêng.

Sau khi đi chợ nổi Cái Răng, bạn nên kết hợp ghé thăm làng nghề truyền thống làm hủ tiếu để tìm hiểu công đoạn làm ra sợi hủ tiếu nổi tiếng khắp nơi của vùng đất “gạo trắng nước trong” này. Nếu như nhắc đến Hà Nội, người ta nhớ đến món phở, thì khi ghé thăm Nam bộ, không thể không nói đến hủ tiếu.

Thưởng thức nền ẩm thực đặc sắc của miền Tây sông nước - Ảnh 2.

Tận tay tham gia các công đoạn làm hủ tiếu và thưởng thức những món từ hủ tiếu thơm ngon

Thưởng thức nền ẩm thực đặc sắc của miền Tây sông nước - Ảnh 3.

Nhà văn Đặng Thiên Phong háo hức "chiêm ngưỡng" một công đoạn sản xuất hủ tiếu thủ công

Ở thành phố Cần Thơ hiện nay xuất hiện nhiều hộ gia đình làm hủ tiếu truyền thống.

Thưởng thức nền ẩm thực đặc sắc của miền Tây sông nước - Ảnh 4.

Hoa khôi Du lịch Huỳnh Thúy Vi đang trải nghiệm công đoạn làm hủ tiếu

Thưởng thức nền ẩm thực đặc sắc của miền Tây sông nước - Ảnh 5.

Du khách nên tham quan lò hủ tiếu Cần Thơ vào buổi sáng để có thể tận mắt thấy hết được từng công đoạn làm ra sợi hủ tiếu gạo dai dai và có vị ngọt thanh

Thưởng thức nền ẩm thực đặc sắc của miền Tây sông nước - Ảnh 6.

Sợi hủ tiếu sắc màu độc đáo của lò hủ tiếu Sáu Hoài

Mỗi gia đình làm nghề sẽ có bí quyết gia truyền của riêng mình trong từng công đoạn để tạo ra sợi hủ tiếu màu trắng đục ngon nổi tiếng. Nhưng quan trọng nhất là phải chọn hạt gạo trắng nõn, thon dài. Tiếp theo là các công đoạn ngâm, vo gạo, gút, xay, bòng, đánh, cho vào lu nước quậy lấy tinh bột, tráng, phơi và cuối cùng là cắt hủ tiếu thành sợi. Ngày nay, dù có máy móc hỗ trợ nhưng có nhiều công đoạn vẫn phải dùng đến bàn tay con người. Khó nhất là tráng bánh và vớt bánh vì đòi hỏi sự khéo léo của người thợ.

Bánh tráng Thuận Hưng hơn 200 năm tuổi 

Được hình thành và phát triển hơn 2 thế kỷ, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng nằm trên địa bàn quận Thốt Nốt, cách thành phố Cần Thơ khoảng 40 km là địa điểm tham quan khá thú vị với các du khách khi đặt chân đến vùng đất Tây Đô.

Thưởng thức nền ẩm thực đặc sắc của miền Tây sông nước - Ảnh 7.

Bước vào làng bánh tráng Thuận Hưng, du khách đã thấy mùi thơm sực nức của bột, dừa, mùi khói. Hai bên đường vào làng là những phiên bánh tráng được phơi đều tăm tắp như tấm lụa trắng uốn lượn theo các tuyến đường đẹp ngỡ ngàng.

Thưởng thức nền ẩm thực đặc sắc của miền Tây sông nước - Ảnh 8.

Bánh tráng của Thuận Hưng được ưa chuộng như vậy vì người dân có bí quyết riêng trong khâu pha bột, dùng hoàn toàn là bột gạo

Gạo để làm bánh được sản xuất ở vùng thốt nốt, lúa gặt về để trong 6 tháng mới làm. Vì mới quá thì nhúng nước bánh bị rã, nướng không giòn đều; gạo cũ quá bánh nướng thì xốp nhưng không giữ được vị ngọt.

Thưởng thức nền ẩm thực đặc sắc của miền Tây sông nước - Ảnh 10.

Đến đây, du khách không chỉ được thưởng thức bánh quê, mà còn tận tay làm bánh, được chia sẻ bí quyết và kỳ công của những người giữ lửa làng nghề

Thưởng thức nền ẩm thực đặc sắc của miền Tây sông nước - Ảnh 12.

Bánh tráng Thuận Hưng mang dư vị rất riêng và không nhầm lẫn với nơi nào khác. Bánh có 4 loại: bánh mặn, bánh lạt, bánh nem và bánh dừa

Bánh mặn là bánh để nhiều muối, dẻo và giữ được lâu hơn so với bánh lạt. Bánh lạt giòn hơn. Bánh nem là bánh có kích cỡ nhỏ. Bánh dừa là bánh có pha thêm nước cốt dừa và mè. Mỗi loại bánh cũng có nhiều kích cỡ khác nhau, nhỏ nhất hơn 3 tấc và lớn nhất (bánh đại).

Các loại bánh dân gian 

Hoa khôi Du lịch Huỳnh Thúy Vi chia sẻ: "Ai là người miền Tây cũng từng ăn những món bánh dân gian. Các loại bánh như bánh mơ, bánh bò, bánh chuối... hương vị ngọt đậm hòa cùng với nước cốt dừa beo béo đã làm nên tuổi thơ của những người con xứ sở mà đi đâu cũng sẽ nhớ hoài".

Thưởng thức ẩm thực đặc sắc dân dã của người miền Tây sông nước - Ảnh 13.

Không chỉ được biết đến như một vùng đất hiếu khách, mà vô vàn các loại bánh miền Tây thơm ngon cũng sẵn sàng làm say mê lòng người

Thưởng thức ẩm thực đặc sắc dân dã của người miền Tây sông nước - Ảnh 14.

Là người con của miền Tây, Huỳnh Thúy Vi - Hoa khôi Du lịch TP. Cần Thơ không quá xa lạ với những loại bánh truyền thống nơi đây

Thưởng thức ẩm thực đặc sắc dân dã của người miền Tây sông nước - Ảnh 15.

Người đẹp đang trải nghiệm làm bánh lá mít cùng người dân ở khu Cồn Sơn

Thưởng thức ẩm thực đặc sắc dân dã của người miền Tây sông nước - Ảnh 16.

Hoa khôi Huỳnh Thúy Vi cùng các người bạn như được quay về tuổi thơ với những trải nghiệm tại nơi đây

Thưởng thức ẩm thực đặc sắc dân dã của người miền Tây sông nước - Ảnh 17.

Travel blogger Vinh Gấu thích thú trải nghiệm làm bánh lá mít

Thưởng thức ẩm thực đặc sắc dân dã của người miền Tây sông nước - Ảnh 18.

Chỉ với chiếc lá mít trong vườn và bột gạo, người miền Tây sáng tạo ra món ăn dân gian đặc sản vùng miền

Thưởng thức ẩm thực đặc sắc dân dã của người miền Tây sông nước - Ảnh 19.

Tự tay làm các loại bánh dân gian cũng là trải nghiệm đáng nhớ của du khách khi tới miền Tây

Người đẹp Huỳnh Thúy Vi cho biết thêm: "Khi làm bánh hay ăn bánh, ngoài hương vị thơm ngon ra mình còn thấy tự hào vì mình là người miền Tây, tự hào bởi quê hương mình có các loại bánh phong phú, đặc sắc. Để từ đó, Cần Thơ là nơi đăng cai lễ hội bánh dân gian Nam bộ đã trải qua nhiều năm và đều rất thành công - đây cũng là nét đặc trưng khi nhắc đến du lịch Cần Thơ. Vậy nên mình rất tự hào, đi đâu mình cũng giới thiệu các loại bánh dân gian của quê hương đến với mọi người".

Cốm nổ

Đặc sản miền Tây còn có món cốm nổ, một phần trong ký ức tuổi thơ - là món quà quê dân dã của những đứa trẻ. Gạo được cho vào quả nổ quay đều tay trên bếp lửa trong vòng khoảng 15 phút. Sau đó đặt quả nổ trước túi mành rồi đập thật mạnh. "Đùng" một cái ai cũng giật bắn mình, khói bốc lên nghi ngút, tuôn thành dòng cốm nở bung, trắng tinh vào túi mành. 

Thưởng thức ẩm thực đặc sắc dân dã của người miền Tây sông nước - Ảnh 20.

Du khách được trải nghiệm làm cốm nổ đầy thú vị

Thưởng thức ẩm thực đặc sắc dân dã của người miền Tây sông nước - Ảnh 21.

Sau một hồi quay trên lửa hồng, khâu đập ống “inh tai” vô cùng ấn tượng cho ra những hạt cốm nổ

Thưởng thức ẩm thực đặc sắc dân dã của người miền Tây sông nước - Ảnh 22.

Lần đầu tiên trải nghiệm làm cốm, travel blogger Vinh Gấu không khỏi ngỡ ngàng: "Khi bắt tay vào làm, mình mới thấy được sự khó khăn của người làm cốm nổ. Họ phải dùng lực rất mạnh để quay, chịu sức nóng không ngớt của lò đốt và tiếng đập nổ cốm rất lớn khiến Vinh ù tai. Thực sự phải mất đến 5 phút sau mới nghe được mọi người xung quanh. Mình mới trải nghiệm thôi mà đã thấy cực, trong khi người làm cốm nổ phải làm điều đó hằng ngày". 

Bún riêu

Đặc sản miền Tây còn có món bún riêu, nhà văn Đặng Thiên Phong chia sẻ không thể quên tô bún nóng hổi ở chợ nổi Cái Răng lúc sáng sớm.

Thưởng thức ẩm thực đặc sắc dân dã của người miền Tây sông nước - Ảnh 23.

Anh lựa chọn món bún riêu thơm ngon trên chợ nổi Cái Răng

Thưởng thức ẩm thực đặc sắc dân dã của người miền Tây sông nước - Ảnh 24.

Ẩm thực độc đáo trên những chiếc ghe ở chợ nổi Cái Răng

Thưởng thức ẩm thực đặc sắc dân dã của người miền Tây sông nước - Ảnh 25.

Thưởng thức ẩm thực đặc sắc dân dã của người miền Tây sông nước - Ảnh 26.

"Nếu hỏi bản thân mình ấn tượng gì khi đến với vùng đất này, chắc hẳn là sự hào phóng của người dân miền Tây nơi đây. Tụi mình cùng đi ăn bún riêu được người bán cho thêm rất nhiều topping. Một tô bún đầy ắp chả, thịt, ngon lành và hào phóng như chính con người ở đây", nhà văn Đặng Thiên Phong chia sẻ.

Ảnh: Bảo Khánh, Vinh Gấu

Top
Top