• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Giữ dáng

Thở bụng, bài tập đơn giản giúp dân văn phòng 'ngồi không' cũng đẹp

Thu Nguyệt
trangdtbtn@gmail.com
01/09/2023 18:00 GMT+7

Theo các chuyên gia thở bụng hay còn gọi là thở bằng cơ hoành có rất nhiều tác dụng. Đáng kể nhất giúp cải thiện sự ổn định trong cơ cốt lõi, giảm nhịp tim, thúc đẩy thư giãn, kiểm soát triệu chứng của nhiều hội chứng bệnh lý như hội chứng ruột kích thích và đặc biệt là trầm cảm, rối loạn lo âu và chứng khó ngủ - 'vấn nạn trầm kha' của giới văn phòng.

Thở cơ hoành, hay còn gọi là "thở bụng" tức là có sự tham gia của cơ hoành, cơ liên sườn, bụng và sàn chậu. Theo đó cơ hoành là một cơ lớn nằm ở đáy phổi, giúp phổi giãn nở và co lại. Khi một người hít vào, cơ hoành của họ co lại và xẹp xuống, khoang ngực mở rộng. Sự co bóp này tạo ra chân không, kéo không khí vào phổi. Khi một người thở ra, cơ hoành giãn ra và trở lại hình dạng bình thường. Đồng thời không khí bị đẩy ra khỏi phổi. Trong quá trình thở bằng cơ hoành, một người có ý thức sử dụng cơ hoành để hít thở sâu hơn. Họ sẽ nhận thấy dạ dày của họ phồng lên và xẹp xuống. Họ cũng sẽ cảm thấy một cảm giác căng ra ở bụng chứ không chỉ ở ngực và vai. Thở cơ hoành giúp một người sử dụng cơ hoành hoàn toàn trong khi thở, giúp phổi lấp đầy hiệu quả hơn. Điều này có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Thở bụng – bài tập đơn giản giúp dân văn phòng "ngồi không" cũng đẹp - Ảnh 1.

Trách nhiệm, áp lực deadline hay doanh số và hàng dài mục tiêu về tài chính, cấp bậc, thành tích khiến giới văn phòng, doanh nhân vấp phải nhiều căng thẳng, lo âu

Thực tế thì hít thở là một quá trình tự nhiên thường xảy ra mà không cần nỗ lực có ý thức. Tuy nhiên, hít thở bình thường thường nông nên không sử dụng hết công suất của phổi và có xu hướng không tác động nhiều đến cơ hoành. Điều này có thể có những hệ lụy nhất định như thiếu ô xy, gây mệt mỏi cho cơ thể… Các chuyên gia nhận định rằng nếu lo âu, căng thẳng, ngủ không tốt sẽ khiến sắc vóc của một người nhanh chóng kém đi và suy tàn.

Thở bụng – bài tập đơn giản giúp dân văn phòng "ngồi không" cũng đẹp - Ảnh 2.

Cần thở đúng cách, thở sâu, đều đặn để hệ thần kinh phó giao cảm được kích hoạt, tăng sản xuất hoóc môn giúp thư giãn tâm trí, giảm căng thẳng, dễ chịu hơn

Do vậy, cần thở đúng cách và thở sâu. Thở cơ hoành là một cách thở đúng tốt cho sức khỏe và giúp được tươi tắn, đẹp, khỏe hơn từ bên trong. Có nhiều hình thức thở cơ hoành. Thở cơ hoành cơ bản là hình thức đơn giản nhất. Để thực hiện thở cơ hoành cơ bản, bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn từ các chuyên gia.

Thở bụng – bài tập đơn giản giúp dân văn phòng "ngồi không" cũng đẹp - Ảnh 3.

Thở bằng cơ hoành giúp tràn đầy sinh lực mỗi ngày. Với một tâm trạng tốt, cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn. Lợi ích này không ghi nhận được khi duy trì động tác thở nông, ngắn

Hướng dẫn cơ bản:

  • Nằm trên mặt phẳng với một chiếc gối dưới đầu và gối dưới đầu gối. Gối sẽ giúp cơ thể ở tư thế thoải mái
  • Đặt một tay lên giữa ngực trên
  • Đặt tay kia lên bụng, ngay dưới khung xương sườn nhưng phía trên cơ hoành
  • Để hít vào, từ từ hít vào bằng mũi, kéo hơi thở xuống bụng. Dạ dày phải đẩy lên trên tay, trong khi ngực vẫn đứng yên
  • Để thở ra, hãy căng cơ bụng và để bụng xẹp xuống đồng thời thở ra qua đôi môi mím lại. Một lần nữa, ngực vẫn phải đứng yên
  • Nên tập bài tập thở này trong 5 - 10 phút mỗi lần, khoảng 3 - 4 lần mỗi ngày
Thở bụng – bài tập đơn giản giúp dân văn phòng "ngồi không" cũng đẹp - Ảnh 4.

Thở bụng tối đa hóa lượng ô xy và mở phổi, giúp thả lỏng các cơ và mô căng cứng xung quanh xương sườn, làm chậm nhịp tim tốt cho những tình huống căng thẳng, lo lắng

  • Khi một người cảm thấy thoải mái với việc thở bằng cơ hoành, họ có thể bắt đầu thực hành bài tập khi ngồi hoặc đứng. Khi tập thở cơ hoành ở những tư thế này, điều quan trọng là phải giữ cho vai, đầu và cổ được thư giãn.
Thở bụng – bài tập đơn giản giúp dân văn phòng "ngồi không" cũng đẹp - Ảnh 5.

Thở là việc tưởng như rất đơn giản nhưng lời khuyên cần vẫn là nên học và theo tư vấn, hướng dẫn từ các chuyên gia để có thể thở khỏe và thở đúng giúp sắc vóc đẹp hơn

Cuối cùng thì kỹ thuật thở rất quan trọng. Nó có ích lợi đặc biệt với những người đang gặp vấn đề về hen, phổi, đã từng mắc Covid-19 và liên quan. Không chỉ giúp hỗ trợ cải thiện một số bệnh lý về hô hấp, thở bụng hay còn gọi là thở cơ hoành còn là liệu pháp hỗ trợ vượt qua các vấn đề về tâm lý. Cụ thể như lo âu, trầm cảm, bối rối và chứng khó ngủ.

Thở bụng – bài tập đơn giản giúp dân văn phòng "ngồi không" cũng đẹp - Ảnh 6.

Nhịp điệu thở sâu, hài hòa sẽ giúp chống lại một cách tự nhiên các tác động có hại của việc thở không đúng khiến tiêu hóa kém, ngủ không yên giấc, căng thẳng quá mức...

Những lúc mệt mỏi hay tranh thủ những lúc rảnh rỗi bạn có thể bỏ ra từ 5 - 10 phút mỗi lần để tập thở cơ hoành - như một cách để refresh lại mình, tăng ô xy cho cơ thể, tiêu hóa tốt hơn, tìm kiếm sự an tĩnh trong tâm hồn và từ đó được bình an, yên lành từ trong giấc ngủ đến mọi hoạt động cuộc sống khác.

Theo: Mediacal New Today, Forbes, The Movement Mindset

Top
Top