• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Tận hưởng

Sống hạnh phúc theo cách của người Bhutan

07/10/2016 02:50 GMT+7

Trước khi đi Bhutan, tôi không biết gì lắm về đất nước này, chỉ nghe nói đây là đất nước hạnh phúc nhất thế giới. Một vài người bạn nhờ tôi tìm hiểu liệu người Bhutan có thực sự hạnh phúc? Trở về sau chuyến đi, tôi đã tìm được lời giải cho riêng mình: Người Bhutan đang sống hạnh phúc theo cách của riêng họ.

Bài và ảnh: Kim Vân

 

Tại vương quốc rồng sấm này, cuộc sống tuy không xa hoa nhưng ai cũng được hưởng bảo hiểm y tế và học hành miễn phí, xuất phát điểm gần như ngang bằng nhau. Trong suốt thời gian ở Bhutan, tôi chưa từng thấy bóng dáng một người ăn xin, bán hàng rong chèo kéo khách ngoài đường. Đó có lẽ là nền tảng cơ bản để người dân không phải thấy bất hạnh vì lo cơm áo mỗi ngày. Nhưng điều mang đến hạnh phúc, theo tôi, là nằm ở chính bản thân họ.

 

11

 

Tránh xa tham, sân, si

Anh chàng hướng dẫn cho rằng là đa số người dân Bhutan hài lòng với cuộc sống của mình. Hạnh phúc là gì? Câu hỏi này tôi đã tự đặt ra nhiều lần, để rồi nhận thấy hạnh phúc là khi con người ta cảm thấy hài lòng với những gì mình có, và có được những gì mình cần.

Có thể một cuộc sống đầy đủ vật chất là hạnh phúc với người này, nhưng lại chẳng quan trọng gì với người khác. Có thể sức khỏe chẳng đáng gì với người này, nhưng lại là vô giá với người khác. Hạnh phúc cũng chỉ là nhất thời bởi ở đời, khi đã đạt được điều mong muốn rồi thì người ta lập tức lại thèm muốn những thứ khác. Và trong khi chưa thể đạt được, hoặc không thể đạt được thì họ lại thấy sao mình bất hạnh thế!

Quay trở lại với người Bhutan, anh bạn hướng dẫn giải thích rằng người dân ở đây không có quá nhiều nhu cầu vật chất. Họ hài lòng với một cuộc sống “đủ”, dù có thể không “đầy”. Họ cũng được học tiếng Anh, tiếp cận internet, chơi mạng xã hội… để nhìn ra thế giới bên ngoài. Nhưng cái hay là họ không lấy cuộc sống giàu có, tiện nghi để làm thước đo hạnh phúc.

 

IMG 5271

 

Để đạt được đến cảnh giới này thì chắc chắn không gì khác ngoài triết lý nhà Phật đã thấm sâu vào trong máu những con người nơi đây. Văn hóa nói “không” với tham, sân, si chính là chìa khóa mở ra cánh cửa hạnh phúc cho xứ sở Bhutan, và nó thể hiện qua từng hành vi của mỗi người.  Anh tài xế của đoàn chúng tôi, nếu không được giới thiệu thì ít ai biết anh xuất thân từ một gia đình danh giá, có cha là một vị lạt ma rất uy tín. Anh chỉ chú tâm vào lái xe, không hoạt ngôn, không liến thoắng, mặc dù anh cũng nói tiếng Anh như bất cứ người trẻ Bhutan nào. Xe chạy trên đường đèo, nhiều khi bị những chiếc khác chạy trước cản mũi, nhưng anh vẫn bình tĩnh lái phía sau, cho đến một lúc nào đó thấy thích hợp mới ra tín hiệu vượt lên. Tuyệt nhiên không có lấy một tiếng còi!

Cuộc sống không bon chen rõ ràng đã mang lại cho người dân Bhutan một thái độ điềm tĩnh sống, không ganh đua, lừa lọc, mưu cầu. Dĩ nhiên thái độ đó cũng tác động phần nào đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chắc chắn là họ hiểu, nhưng đó là lựa chọn của họ.

 

dg 150723 bhutan

 

Chọn cuộc sống không giàu

Nói như vậy cũng không có nghĩa là người dân Bhutan nhắm mắt làm ngơ với thế giới bên ngoài. Họ đã chọn lựa với một ý thức rất cao. Đó là ý thức về môi trường, về bản sắc dân tộc và về thái độ sống.

Ai mà chẳng muốn giàu. Nhưng người Bhutan không khai thác rừng để kiếm tiền, mặc dù đất nước này được bao phủ bởi 60% diện tích rừng. Họ quý rừng hơn quý tiền. Đất nước này có quy định, cứ đốn một cây xanh thì phải trồng bù vào 3 cây mới. 80% người dân sống bằng nghề nông, trồng trọt rau củ bán sang Ấn Độ. Trước một thị trường rộng lớn như Ấn Độ, người dân vẫn nói không với thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, mặc dù điều đó có thể giúp tăng năng suất gấp bội và mang đến cho họ những nguồn lợi khổng lồ.

 

2016 05 16 4621 1463376436. large

 

Người Bhutan chọn hướng đi phát triển bền vững thay vì chạy theo những lợi ích trước mắt vì không muốn hủy hoại tương lai của chính họ. Ý thức dân tộc của người Bhutan rất cao. Họ trân trọng truyền thống chứ không hề vọng ngoại. Trang phục đi làm hay đến những nơi chốn tôn nghiêm luôn là Kira cho nữ và Gho cho nam giới. Dù nắng hay mưa, dù ấm hay lạnh, cũng chỉ có Kira và Gho. Nếu có khác thì chỉ là chất vải, hoa văn tùy theo tính chất quan trọng của sự kiện. Trẻ em cũng không ngoại lệ khi bắt đầu mặc đồng phục truyền thống ngay từ những ngày đầu đến trường. Có lần tôi hỏi những người bạn Bhutan, sao không mặc đồ tây cho dễ chịu hơn. Họ nói quần jean áo thun chỉ mặc đi chơi, đó là quy định. Bữa đó, chị Hà, cô dâu Việt duy nhất ở Bhutan, đưa chúng tôi những bộ trang phục truyền thống để trải nghiệm nguyên một ngày. Mặc vào chụp hình thì ai cũng thích, nhưng khi nắng nóng lên là chịu không nổi nữa. Chúng tôi buộc phải đi thay đồ cho thoáng. Khi đến thăm zdong (một tu viện, đồng thời là cơ quan hành chính của tỉnh), trước quy định không được mặc áo sát nách, tôi bèn lấy chiếc áo kira khoác vào, kết hợp với quần jean cũng khá phong cách. Thế nhưng tôi đã bị bảo vệ chặn lại. Họ yêu cầu hoặc là mặc cả bộ, hoặc không, chứ không được chọn kiểu “nửa nạc nửa mỡ” như thế. Người Bhutan ý thức cao vậy đấy! Trang phục truyền thống là không thể tùy tiện. Họ không giàu, nhưng không hề dễ dãi với khách nước ngoài, dù rằng du khách nào đến đây cũng đóng góp một tài chính đáng kể tối thiểu 200 USD/ngày.

 

Kiêu hãnh và tự tin

Chính vì chọn sống không giàu một cách có ý thức nên trong giao tiếp, người dân Bhutan tỏ ra đầy vẻ kiêu hãnh và tự tin. Ở Việt Nam, những đứa trẻ thường sợ sệt khi giao tiếp với người lạ, hoặc trong một thái cực khác là đeo bám, xin tiền du khách. Còn ở Bhutan, trẻ em rất cởi mở, tự tin nhưng không vụ lợi. Chúng có thể tươi cười chụp hình với du khách nếu được đề nghị, rồi lại việc ai nấy làm, đường ai nấy đi.  Hạnh phúc hay không còn tùy thuộc vào từng người. Nhưng tôi tin ở câu trả lời của anh bạn người Bhutan, rằng đa số người dân ở đây hài lòng với lựa chọn của họ.

 

IMG 5300

 

 

Top
Top