Ông Ngô Xuân Phúc muốn gặp nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai để làm rõ trắng đen

21/11/2015 11:55 GMT+7

Về bản quyền bài thơ Tổ quốc gọi tên mình , ông Ngô Xuân Phúc gửi thư đề nghị Hội nhà văn Viêt Nam yêu cầu nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai giải trình.

Về bản quyền bài thơ Tổ quốc gọi tên mình, ông Ngô Xuân Phúc gửi thư đề nghị Hội nhà văn Viêt Nam yêu cầu nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai giải trình.

Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai (phải), nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn (người phổ nhạc bài thơ) và nhà báo Hòa Bình (trái)Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai (phải), nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn (người phổ nhạc bài thơ) và nhà báo Hòa Bình (trái)
Từ thành phố Vinh (Nghệ An), ông Ngô Xuân Phúc vừa có thư gửi Hội Nhà văn Việt Nam về việc liên quan đến bài thơ Tổ quốc gọi tên mình. Bài thơ hiện đang được bà Nguyễn Phan Quế Mai, hội viên Hội nhà văn Việt Nam đứng tên tác giả.
Trong thư ông Phúc khẳng định mình là tác giả bài thơ. Ông cũng nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, cũng như việc ông đã chia sẻ bài thơ này với công chúng như thế nào. “Bài thơ này viết vào khoảng thời gian năm 2007, 2008 và đã được chia sẻ trên blog, trang mạng My Space, và một số trang khác”, ông Phúc cho biết.
Ông Phúc cũng nêu trong thư những lý do về việc không có văn bản để khẳng định chứng cứ do nhiều tư liệu thất lạc hoặc bị mất. “Bài thơ này có bản viết tay, vì viết trên đơn vị, máy tính tôi để ở Hà Nội, gửi nhờ nhà ông cậu tôi ở gần hồ Võ Thị Sáu. Tôi có lần cầm cuốn vở viết bài thơ này xuống Hà Nội để đánh vào máy. Nhưng sau do chuyển về Nghệ An, năm 2009, không biết mất đi đâu, lúc mới về có nhớ ra và cố tìm nhưng không thấy. Trước khi chuyển về Nghệ An tôi xóa hết các trang blog cá nhân do đó các bản trên mạng cũng bị mất. Còn máy tính thì về Nghệ An bị hỏng đưa đi sửa họ bảo phải thay ổ nên cũng chưa thể tìm lại được”, ông Phúc viết.
Mặc dù vậy, ông Phúc có nêu một số nhân chứng.
Nhà thơ Bàng Ái Thơ là người có thể xác nhận ông từng đăng bài viết này trên blog cá nhân, có một số người bình luận khen thơ hay, giàu cảm xúc.
Một nhân chứng khác được ông Phúc nêu tên là vợ của phó giáo sư Phan Ngọc, một đồng hương của mình. Bà cũng đã hứa với ông Phúc sẽ tìm lại bản thảo giúp ông. Bên cạnh đó, theo ông Phúc, bà “có thể ký xác nhận nếu cần và được đảm bảo bằng danh dự, uy tín của một đời người đã trải qua”.
Cuối thư, ông Phúc đề xuất mong muốn Hội Nhà văn Việt Nam sẽ yêu cầu hội viên của mình giải trình những nội dung nêu ra trong đơn thư. Ông cũng đề nghị sắp xếp một buổi gặp gỡ, trao đổi giữa bà Nguyễn Phan Quế Mai và ông để làm rõ sự thật. Theo ông Phúc, các nhân chứng mà ông đưa ra cũng sẵn sàng có mặt nếu như có yêu cầu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.