• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Tìm hiểu về thực phẩm sạch

09/08/2016 03:35 GMT+7

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng lượng để con người sống và hoạt động, nhưng nó cũng có thể là nguồn gây bệnh hiểm họa cho con người khi sử dụng những loại thực phẩm “bẩn”.

Bài: Trần Lệ Thủy (tư vấn chuyên môn: BS Nguyễn Thanh Tuyền – Viện Food Panda Việt Nam)

"Tự cứu mình” vẫn là phương án tối ưu nhất trước khi các nhà quản lý có những hành động quyết liệt hơn để ngăn chặn “quốc nạn” này. Cùng tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe của mình.

 

giai-dap-thac-mac-thuong-gap-ve-giay-chung-nhan-an-toan-thuc-pham2

 

Tác nhân gây bệnh

Tình trạng thực phẩm bẩn đã được báo động đỏ từ nhiều năm qua, khá cụ thể với những tác nhân gây bệnh bao gồm: vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố của chúng, hóa chất, phóng xạ, vật lạ như động vật tươi sống (thịt heo, bò, gà, vịt...) có thể bị nhiễm các mầm bệnh có sẵn trong ruột của động vật hoặc từ tay người, dụng cụ làm bếp trong quá trình giết mổ, chế biến. Còn rau quả bị nhiễm bẩn do được phun tưới hoặc được rửa bằng nguồn nước không sạch có chứa mầm bệnh... dẫn đến người sử dụng bị: nhiễm trùng  dạ dày ruột cấp do ăn, uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm bẩn mầm bệnh Campylobacter, Samonella, E.Coli 0157. H7, Calcivirus, phẩy khuẩn tả hoặc bị nhiễm độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng, Clostridium botulinum.

 

shutterstock 160144139 1

 

Nhiễm độc thức ăn: Nhiễm các độc tố có sẵn trong thực phẩm hoặc nhiễm các hóa chất độc hại từ bên ngoài thâm nhập vào thực phẩm qua quá trình nuôi trồng, chế biến như ngộ độc khoai mì, ngộ độc cá nóc, ngộ độc cá trắm, ngộ độc nấm, ngộ độc thuốc trừ sâu trong rau quả... Tình trạng sử dụng các loại chất tẩy rửa, hóa chất công nghiệp độc hại với hàm lượng cao như sodium sulphite (Na2SO3), sodium hyposulfi te (Na2S2O3) để ngâm, tẩm, “mông má”, bảo quản các loại thựcphẩm tươi sống, rau củ quả, măng tươi, nấm, hải sản đông lạnh... đang bày bán ở chợ cho tươi ngon bắt mắt, đánh lừa người tiêu dùng.

thuc-pham-tot

Các hóa chất nói trên được sử dụng lâu dài sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc với các bệnh liên quan tiêu hóa, xương, thận. Gần đây qua kiểm tra các mẫu thức ăn chăn nuôi đã phát hiện nhiều mẫu bị nhiễm một số chất lạ mà trước đây không thấy. Chẳng hạn thức ăn chăn nuôi bị nhiễm chất malachite green (một loại hóa chất trị nấm mốc) mà nhiều nước trên thế giới cấm sử dụng trong nhiều lĩnh vực do có độc tố gây xáo trộn hoóc-môn, gây dị dạng thai nhi, kể cả gây bệnh ung thư. Một số mẫu thức uống đóng chai có nguồn gốc nhập khẩu bị nhiễm chất benzen, chất này làm cho ngực bé gái 6 - 7 tuổi có thể phát triển như người lớn. Thực phẩm không an toàn (gia cầm, gia súc nuôi tăng trọng, các loại rau, quả… cũng nhiều chất kích thích) là một trong những yếu tố gây dậy thì sớm ở trẻ.

 

Sát thủ lâu dài

beef-in-large

 

Nhiễm độc tiềm ẩn: là sự nhiễm các chất độc hại dưới ngưỡng có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính; có thể bị nhiễm liên tục hoặc không liên tục; có thể sau một thời gian không biết trước sẽ có: ung thư, các rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai...

Bệnh mạn tính: là bệnh mắc phải, có biểu hiện phát bệnh lặp lại thường xuyên hoặc theo chu kỳ; có thể do di chứng của ngộ độc cấp hoặc do hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn tới liều gây bệnh; có thể trở thành bệnh khó chữa hoặc không chữa khỏi. Bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn): các rối loạn tiêu hóa hoặc thần kinh nhẹ, hoặc các triệu chứng cấp tính, có thể tự chữa khỏi hoặc tự khỏi.  

 

3-Steps-for-Mindful-Food-Choices

 

Bệnh cấp tính (ngộ độc thức ăn): các triệu chứng tương đối điển hình, bệnh nhân cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: nôn ói, tiêu chảy (gồm cả tiêu ra máu), đau bụng. Biểu hiện rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hôn mê, liệt chi. Các rối loạn chức năng khác: thay đổi huyết áp, bí tiểu... Tử vong là hậu quả của ngộ độc cấp rất nặng, ngộ độc cấp không được cứu chữa kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài đã dẫn đến bệnh hiểm nghèo không cứu chữa được.

 

Cứu mình trước khi trời cứu

 

32343

 

Bạn hãy tập thói quen truy xuất nguồn gốc thay vì mua bằng cảm tính. Các nhà quản lý hiện nay đang cố gắng hướng các thực phẩm được làm ra là sản phẩm cuối cùng của một chuỗi sản xuất. Có nghĩa là mỗi gói chè, gói xúc xích hay mớ rau, lạng thịt có dán nhãn chứng nhận thực phẩm sạch (thường có nhãn GlobalGAP, VietGAP...) thì khả năng truy xuất được về địa phương sản xuất rất lớn. Nếu mỗi người tiêu dùng đều có thói quen mua hàng có tem nhãn và tìm hiểu thông tin về tem nhãn đó thì nguy cơ mua phải thực phẩm bẩn sẽ giảm thiểu. Một số tiêu chuẩn về thực phẩm sạch hiện nay khá phổ biến trên thị trường như sau:

 

Man shopping for apples

 

Tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practices) - Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt: Đây là tiêu chuẩn chỉ ra các quá trình thực hành canh tác chế biến tại trang trại hướng tới sự bền vững về môi trường, kinh tế, xã hội và kết quả là an toàn, chất lượng của thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp không phải là thực phẩm. Mỗi quốc gia thường có một bộ tiêu chuẩn, nguyên lý và quy định thực hiện GAP khác nhau. Của Việt Nam gọi là VietGAP còn của khu vực châu Âu được đưa lên thành GlobalGAP. Đây là hai tiêu chuẩn GAP được dùng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Khi tham gia các tiêu chuẩn này, người làm nông nghiệp phải chấp nhận một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt quá trình sản xuất của họ, từ lúc chuẩn bị chuồng trại, đất, hạt giống, dụng cụ… cho đến lúc thu hoạch và đóng gói.

 

Foods

 

Tiêu chuẩn ISO 14001: Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường: ISO 14001 được xây dựng nhằm tạo ra một hệ thống quản lý để giúp các tổ chức giảm bớt những tác động tiêu cực của mình tới môi trường. Tiêu chuẩn này cung cấp một khung chuẩn cho các tổ chức nhằm chứng minh những cam kết của mình về các vấn đề môi trường.

Tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ: Tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ liên quan đến việc tư liệu sản xuất và nguyên liệu sản xuất của toàn bộ hệ thống canh tác phải là các sản phẩm hữu cơ. Tiêu chuẩn này giúp loại bỏ các loại cây, con giống biến đổi gen và các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn hóa học. Trên thế giới hiện nay có ba tiêu chuẩn hữu cơ khó nhất là USDA Organic của Cục Nông nghiệp Mỹ, EU Organic Farming của Liên minh châu Âu và Organic JAS của Nhật Bản. Theo đó, các quy định của Mỹ và châu Âu chỉ chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ với các sản phẩm có thành phần hữu cơ trên 97%.

 

Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm biến đổi gen!
Dưới góc độ khoa học, các nhà khoa học khuyên chúng ta nên sử dụng thực phẩm tự nhiên. Nếu có sử dụng thực phẩm biến đổi gen thì chỉ nên sử dụng những thực phẩm có số lượng gen biến đổi dưới 1%. Tuyệt đối không nên sử dụng những thực phẩm có số lượng gen biến đổi trên 5% để tránh các ảnh hưởng về di truyền.

 

 

Top
Top