• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Khi cha mẹ lùn muốn con cao lớn

05/06/2020 11:46 GMT+7

Nếu đã bỏ lỡ hai giai đoạn “vàng” đầu đời để phát triển chiều cao cho con, cha mẹ có chiều cao khiêm tốn vẫn có thể giúp con phát triển chiều cao tối đa vào giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì.

Bác sĩ Trần Thị Minh Hạnh tham vấn cho cha mẹ  cách để phát triển chiều cao tối ưu cho con.

“Cha mẹ cao, con cao là bình thường, nhưng cũng có gia đình cha mẹ cao con thấp. Nguyên nhân có thể do con chưa phát triển hết tiềm năng chiều cao di truyền cho phép”, bác sĩ Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết.

Lý giải cho các trường hợp cha mẹ thấp con cao, BS Minh Hạnh cho rằng có nhiều khả năng vì cha mẹ bị suy dinh dưỡng khi còn nhỏ. Rút kinh nghiệm từ bản thân, cha mẹ “đầu tư hết mức” cho con nên con tăng trưởng tốt và cao hơn cha mẹ.

Lúc nào trẻ cao lên nhiều nhất?

Có 3 giai đoạn trong cuộc đời, con người cao lên một cách đáng kinh ngạc. Đó là giai đoạn trong bụng mẹ, từ 0-3 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì.

Mẹ có thể chất tốt sẽ mang thai tốt. Vì thế cần quan tâm đến dinh dưỡng cho người mẹ trước và trong thời gian mang thai. Giai đoạn 0-3 tuổi, trẻ tăng lên 25cm trong năm đầu tiên và hai năm tiếp theo tăng mỗi năm khoảng 10 cm.

Nếu cha mẹ bỏ qua qua hai giai đoạn đầu, vẫn còn giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì để tập trung cùng con phát triển chiều cao.

“Chế độ dinh dưỡng, vận động, di truyền, giấc ngủ và môi trường là các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ”, BS Minh Hạnh cho biết. “Di truyền là yếu tố không thể thay đổi được nên cha mẹ chỉ có thể tác động vào các yếu tố còn lại nếu muốn con cao lớn hết tiềm năng. Tuy nhiên, cha mẹ Việt vẫn thường chỉ quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mà chưa chú ý đến thói quen vận động hay giấc ngủ của con”.

Nỗ lực giúp con cao lớn với bữa ăn, vận động và giấc ngủ

BS Minh Hạnh đã thực hiện một khảo sát nhỏ từ các phụ huynh tham dự buổi tham vấn chủ đề “Dinh dưỡng phát triển chiều cao cho trẻ trong giai đoạn dậy thì” tại ngày hội Khỏe đẩy lùi Covid do trung tâm thể dục Bằng Tâm tổ chức. Có thể thấy hầu hết phụ huynh đều cho rằng để phát triển tối đa chiều cao của trẻ cần chế độ dinh dưỡng tốt. Không có một loại thực phẩm, món ăn nào “đặc biệt” tốt để phát triển chiều cao. Dinh dưỡng tốt là ăn uống đa dạng các loại thực phẩm và nhóm chất theo tháp dinh dưỡng cân bằng.

Ở tầng cơ bản đầu tiên là nước, trẻ cần được uống đủ nước.

Tầng thứ hai là nhóm thực phẩm bột đường (cơm, bún, miến, phở, khoai, bắp … )  cung cấp năng lượng cho trẻ hoạt động. Trẻ cần được ăn đủ nhóm bột đường trong mỗi bữa chính. Trẻ không thích ăn cơm có thể ăn bánh mì, bún, phở … để có năng năng lượng vận động và hoạt động trí não…

Trẻ cần ăn đủ từ 200-300gr các loại rau đa dạng mỗi ngày, trái cây nhiều màu từ 2-3 phần. Nhóm chất đạm gồm thịt cá trứng sữa… Trẻ không thích thịt có thể ăn cá với lượng từ 150gr-200gr/ngày, uống 1-2 ly sữa ít béo, sữa không đường hoặc sản phẩm từ sữa.

BS Minh Hạnh nhắc nhở các phụ huynh: “Nói đến chiều cao cha mẹ nghĩ ngay đến canxi và sữa. Tuy nhiên sữa không phải nguồn canxi duy nhất. Canxi có nhiều trong các loại cá nhỏ ăn cả xương, tôm tép ăn cả vỏ, rau xanh, đậu đỗ, sản phẩm từ đậu nành...” Các nhóm bột đường, trái cây ngọt nên tránh ăn nhiều quá dễ bị dư cân, béo phù. Nhóm chất béo, muối, đường nên ăn ít và dùng muối I-ốt để nấu ăn cho trẻ. Dinh dưỡng đủ bao gồm 3 bữa chính/ngày và các bữa phụ, cho trẻ ăn đa dạng không thiên lệch hẳn về loại thực phẩm nào.

Khi trẻ đã ăn đầy đủ nhưng vẫn không tăng trưởng tốt, cha mẹ cần xem xét đến yếu tố vận động và giấc ngủ.

Vận động như thế nào giúp phát triển chiều cao? “Vận động cường độ trung bình đến cao”, BS Minh Hạnh cho biết. “Khi vận động trẻ thở hổn hển nhưng không thấy mệt. Và trẻ cần tập luyện cả hai dạng vận động là các bài tập như chạy, nhảy, bơi, đạp xe… và vận động tăng sức cơ qua các môn như kéo co, hít đất…”

Vận động thường xuyên giúp trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa hấp thu tốt, sử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng ăn vào đồng thời kích thích tiết hóc môn tăng trưởng, đầu xương phát triển giúp trẻ cao lên.

Nếu trẻ vận động nhiều nhưng không cao lên như kỳ vọng, cha mẹ đừng vội buồn vì trẻ sẽ có hệ xương chắc khỏe - được ví như “ngân hàng dự trữ canxi” cho cơ thể, giúp giảm thiểu nguy cơ loãng xương về sau.

Tuy nhiên, chỉ tham gia vận động tại các lớp thể dục phát triển chiều cao 2-3 buổi/ tuần là chưa đủ. Trẻ cần được vận động đều đăn hơn ít nhất 5 buổi/tuần bằng các hình thức vận động thoải mái hơn - thay vì đến sân vận động thì ra công viên, chơi trong hẻm an toàn trước nhà hoặc đổi hình thức vận động như đi bơi, đạp xe đạp…

Và nếu trẻ thức khuya sau 10 giờ đêm, ngủ không ngon giấc… cũng sẽ chậm tăng trưởng chiều cao. Trẻ được tiêm ngừa đầy đủ, vận động tăng cường sức đề kháng có thể “lướt” nhanh qua các lần bị bệnh.

Tập thói quen vận động quan trọng hơn cao lớn

Nếu cha mẹ chỉ nói: “Con chạy đi, con đi bơi đi…” trẻ sẽ than mệt, không làm và có thể phản ứng ngược. Chính vì thế để trẻ vui vẻ vận động thì cần có môi trường phù hợp. Vận động trong một nhóm nhỏ với các trò chơi thử thách sẽ tạo ra hứng thú.

“Cũng là thể dục, vận động nhưng nhiều nơi hoặc áp dụng kỷ luật nghiêm khắc khiến các con thấy nặng nề và không vui; hoặc chỉ tập trung vào vui chơi dẫn đến thành tích không cao, không mang tới hiệu quả vận động. Lớp thể dục Bằng Tâm kết hợp hài hòa hai yếu tố này. Giáo viên tạo được niềm vui cho trẻ tập luyện trong kỷ luật”, anh Trung Hiếu - phụ huynh có 2 con đang học tại lớp thể dục phát triển chiều cao Bằng Tâm nhận xét sau quá trình hơn 1 năm cho con tham gia. “Hai con tôi rất thích tham gia và hiệu quả thấy rất rõ. Tôi cho rằng sau một ngày dài đi học mệt nhọc thì đây chính là nơi thích hợp để cho trẻ vừa giải trí vừa phát triển thể lực và thể chất”.

Rõ ràng trẻ yêu thích và thường xuyên vận động ngoài việc giúp phát triển chiều cao, trẻ khỏe mạnh năng động hơn còn giúp tích lũy các kỹ năng sống. Trẻ ít bị tai nạn hơn vì có kỹ năng chạy, nhảy thay vì té ngã, trẻ linh hoạt, uyển chuyển, đi đứng chắc chắn hơn…

"Điều quan trọng hơn cả thu được sau những nỗ lực của cha mẹ là giúp con em của mình có được thói quen dinh dưỡng tốt, thói quen vận động tốt. Thói quen của trẻ chỉ hình thành khi còn nhỏ và được củng cố bởi cha mẹ”, BS Minh Hạnh nhận xét.

Ngoài chương trình tham vấn dinh dưỡng cho phụ huynh, ngày hội Khỏe đẩy lùi Covid kỷ niệm 7 năm thành lập trung tâm thể dục Bằng Tâm còn tổ chức nhiều trò chơi thú vị như bóng nước, Hockey, bowling bịt mắt, ném rổ, lật chai nước… cho hơn 200 học viên.

Ảnh: Huỳnh Minh

Top
Top