• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Dùng thuốc ở phụ nữ có thai

22/03/2017 08:47 GMT+7

Dùng thuốc ở phụ nữ có thai luôn luôn phải thận trọng. Phần lớn thuốc có thể thấm qua nhau thai, tác hại đến bào thai và có thể làm hư thai, hoặc gây dị tật bẩm sinh, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ.

Bài: BS Ngô Văn Tuấn

 

Thuốc được chia làm 5 loại đối với phụ nữ có thai

- Loại A: Thuốc an toàn nhất, không độc hại với bào thai.

- Loại B: Không thấy có độc hại trên súc vật thí nghiệm nhưng chưa nghiên cứu trên người; hoặc thấy có độc hại trên súc vật, nhưng không thấy có độc hại khi nghiên cứu trên người.

- Loại C: Có độc hại trên súc vật nhưng không có nghiên cứu trên người, hoặc không có nghiên cứu trên người và súc vật. Thuốc chỉ được dùng khi lợi ích của sự điều trị hơn hẳn được nguy cơ có thể bị tai biến ở bào thai.

- Loại D: Có bằng chứng về tai biến ở bào thai nhưng lợi ích của sự điều trị vượt lên trên nguy cơ gây tai biến ở bào thai, tức là trường hợp nguy kịch đe dọa tính mạng hoặc trường hợp bệnh nặng mà không có thuốc nào an toàn hơn.

- Loại E: Nghiên cứu ở người hoặc súc vật chứng tỏ có độc hại ở bào thai, hoặc có bằng chứng về độc hại cho bào thai qua kinh nghiệm dùng trên người và độc hại khi dùng trên phụ nữ có thai vượt trên lợi ích có được. Thuốc bị chống chỉ định ở phụ nữ có thai hoặc có thể có thai.

 

kham-thai-hay-kham-phu-khoa 

Các loại thuốc cần lưu ý khi  sử dụng

 

625912282

 

Do cơ thể thai phụ có nhiều đặc điểm sinh lý thay đổi so với lúc bình thường như: trọng lượng cơ thể tăng, tốc độ thanh thải của thận tăng, lưu lượng máu tăng, nên quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc cũng thay đổi, nên sử dụng liều vừa đủ đáp ứng điều trị. Sau đây là một số loại thuốc cần lưu ý khi sử dụng:

1. Thuốc giảm đau hạ sốt

 Acetaminophen(paracetamol) là thuốc an toàn nhất. Acid salicylic (aspirin) có thể làm tăng tỉ lệ tử vong sơ sinh, tăng xuất huyết, giảm cân nặng. Tuy nhiên aspirin liều thấp được coi là an toàn. Thận trọng đối với các thuốc kháng viêm không  steroid vì có thể gây tác dụng phụ.

2. Thuốc kháng sinh

Nhóm penicillin, cephalosporin được xem là an toàn. Không dùng các thuốc nhóm phenicol vì gây suy tủy, giảm bạch cầu. Tránh dùng tetracyclin vì gây vàng răng ở trẻ. Không dùng nhóm aminoglycosid (gentamycin, amikacin...) vì gây điếc, giảm thính lực. Cấm dùng nhóm quinolon do gây tổn thương sụn khớp. Một số kháng sinh sau đây cần thận trọng khi sử dụng: rifamycin (không dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ). Nitrofuran và acid nalidixic (negram) không nên dùng cuối thai kỳ. Metronidazol, trimethoprim, sulfamid không nên dùng trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.

3. Thuốc điều trị cao huyết áp

Các thuốc sau đây không được sử dụng do khi vào cơ thể sẽ vượt qua nhau thai gây hại cho thai nhi như hạ huyết áp, vô niệu, suy thận và nghiêm trọng hơn là gây ra dị dạng, quái thai, thậm chí thai nhi bị tử vong.- Nhóm thuốc ức chế men chuyển như: captopril, enalapril, lisinopril...- Nhóm thuốc ức chế calci: nifedipin, amlodipin...- Nhóm thuốc chẹn beta: propanolol,atenolol...- Nhóm thuốc lợi tiểu: furosemid, hydroclorothiazid.- Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin: losartan, ibersartan...Các thuốc được sử dụng: methyldopa, labetalol, hydralazin.

4. Thuốc chống nôn

Nên sử dụng vitamin B6 kết hợp với magie và gừng. Còn nhóm thuốc kháng histamin thì nên thận trọng.

5. Thuốc  trị tiêu chảy

Các thuốc kaolin, pectin không độc hại vì không hấp thu qua màng ruột. Tránh dùng atropin/diphenoxydat(lomotil).

6. Thuốc trị đau dạ dày

Các thuốc trung hòa toan như hydroxyt nhôm, hydroxyt magie; và kháng tiết như cimetidin, ranitidin không gây dị dạng thai nhi nên dùng được. Tránh dùng nizatidin vì có thể làm hư thai ở súc vật.

7. Các thuốc chống nấm loại imidazol như clotrimazol, miconazol không độc hại.
8. Các thuốc trị hen như steroid dạng hít được xem là an toàn.
9. Thuốc trị cường giáp

Cần chuyển sang dùng propylthiouracil.

10. Các thuốc trị động kinh

Làm tăng tỉ lệ dị tật bẩm sinh. Bệnh động kinh tự nó cũng đã làm tăng dị tật.

11. Các thuốc ngừa thai lỡ dùng trong những tháng đầu thai kỳ không gây dị tật.
12. Các thuốc trị trầm cảm (paroxetine)  gây dị dạng.
13. Thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất

Có thể gây hại cho thai nhi nếu dùng quá liều, như vitamin A dùng quá liều trong thời gian dài sẽ gây khuyết tật cho thai nhi.

 

Bạn cần biết
Phụ nữ có thai nên tránh dùng thuốc mà không có chỉ định của thầy thuốc. Dùng liều thấp nhất có hiệu quả. Nếu mắc các bệnh mạn tính như động kinh, phong, cường giáp cần dùng phương pháp ngừa thai trong khi điều trị.
Top
Top