• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Đừng để trẻ nín tiểu

11/01/2016 03:27 GMT+7

Thiếu chỗ đi vệ sinh, nhà vệ sinh có mùi hôi hoặc ham chơi là những lý do khiến các bé “phớt lờ” việc đi tiểu. Điều này rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến thận cũng như sự phát triển thể chất của bé.

Bài: Trần Lệ Thủy

 

hero bg

 

Từ ngày con tôi đi học tiểu học, cháu thường có triệu chứng tiểu lắt nhắt?

Ngọc Thúy - Sài Gòn

Một thực tế đáng lo ngại là hiện nay nhà vệ sinh tại các khu vui chơi giải trí trường học thường không sạch sẽ, nguồn nước lại không hợp vệ sinh khiến nhiều bé có tâm ký ngại tiểu dẫn đến tình trạng nhịn tiểu kéo dài. Nín tiểu ở trường học, khu vui chơi trong thòi gian dài, khi về đến nhà, bé uống nước bù nên đêm sẽ đi tiểu nhiều lần. Với một số bé, nín tiểu nhiều còn có thể khiến bé bị tiểu gắt, tiểu lắt nhắt, muốn đi tiểu mà không đi được hoặc són tiểu. Trẻ có thể đi nước tiểu đục, hoặc tiểu ra máu. Ngoài ra trẻ cũng có thể sốt, đau bụng, hông, lưng.  

 

Trẻ sơ sinh dùng tã nhiều dễ bị nín tiểu?

Hoài Thu - Bình Dương

Đúng. Theo BS Mộng Hiệp (Trưởng khoa Thận nội tiết - BV Nhi Đồng 2) thì trẻ sơ sinh và nhũ nhi khi sử dụng tã giấy cũng hay gặp tình trạng nín tiểu nếu bé chưa quen với môi trường mới. Tuy nhiên, triệu chứng thường không rõ rệt. Mặt khác, các bé còn nhỏ không thể diễn tả hay biểu hiện được nên ba mẹ không lưu ý đến những dấu hiệu gián tiếp như sốt không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa, không tăng cân, hoặc vàng da kéo dài trong thời kỳ sơ sinh.

 

baby-in-diapers

 

Nhiễm trùng tiểu, sẹo thận do nín tiểu

Khi bé nín tiểu, nước tiểu gồm các chất cơ thể cần thải ra ngoài bị ứ lại trong bàng quang. Các chất này sẽ là môi trường cho vi trùng xâm nhập cơ thể và gây nhiễm trùng tiểu. Loại thường gặp là E.coli. Đây là vi trùng của đường tiêu hóa, đi từ ruột xuống hậu môn sang lỗ tiểu ra ngoài, đi ngược dòng vào đường niệu dẫn đến nhiễm trùng tiểu. Bệnh rất nguy hiểm do biến chứng thường gặp là sẹo thận hoặc tiền thân của bệnh tăng huyết áp. Đặc biệt, khi nhịn tiểu, trẻ có trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng đưa đến suy thận mạn, thậm chí gây nhiễm trùng huyết nguy hiểm tính mạng. Sau một đợt nhiễm trùng tiểu nặng hoặc tái phát nhiều lần, 10 - 15% trẻ có khả năng sẽ bị tổn thương ở thận dưới dạng sẹo thận. 

 

Bé gái dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn bé trai

Nhiễm trùng tiểu thường gặp ở bé gái nhiều hơn bé trai do niệu đạo của bé gái ngắn hơn, vi trùng dễ xâm nhập có thể gây nhiễm trùng. (Tương tự với người lớn, phụ nữ dễ mắc nhiễm đường tiểu hơn nam giới.) Ngoài ra, ngại đi vệ sinh sẽ làm cho trẻ không dám uống nước nhiều. Trong khi đó, các bé lại vận động nhiều, rất cần cung cấp đầy đủ nước. Việc các bé không uống đủ nước sẽ làm hại cho cơ thể đang phát triển của bé.

 

maxresdefault

 

Tập thói quen cho trẻ

Khoảng 2 - 3 tiếng đồng hồ, ba mẹ, người lớn nên nhắc bé đi vệ sinh một lần, tốt nhất nên tập thói quen này cho bé ngay từ nhỏ. Đồng thời cha mẹ nên thường xuyên quan sát màu nước tiểu của con (bình thường: nước tiểu màu trong) để phát hiện sớm hiện tượng nín tiểu ở trẻ. Quan trọng hơn là cần khuyến khích và giúp bé hiểu rõ tác hại của việc nhịn tiểu. Ngoài  ra, với những trẻ bình thường, không mắc bệnh thận hay tim mạch, cần uống nhiều nước (khoảng 2 lít nước mỗi ngày/người) sẽ giúp thận thải tốt các chất bã và làn da bé sẽ tốt hơn. Cha mẹ cần quan tâm tới các bệnh lý gây tắc đường tiểu ở cả bản thân mình và con nhỏ. Khi không tiểu được cần tới ngay bệnh viện để giải quyết nguyên nhân hoặc mổ cấp cứu mở thông bàng quang, tránh tình trạng vỡ bàng quang.

 

Top
Top