• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Phong cách

Điểm danh 3 thành phần nòng cốt trong kem dưỡng ẩm

12/11/2018 07:58 GMT+7

Dưỡng ẩm luôn là một trong những bước trọng yếu trong quy trình chăm sóc da hằng ngày của mọi người, đặc biệt là khi khí hậu đang dần lạnh hơn. Cùng đọc bài viết và tìm hiểu xem bạn đang cần gì cho làn da mình nhé.

 Lược dịch: theklog.co

 

Một bước xác định loại kem dưỡng ẩm nào là tốt nhất cho bạn là hiểu rõ sự khác biệt giữa ba loại thành phần giữ ẩm chính: emollients (chất làm mềm), humactents (chất giữ ẩm) và occlusives (chất nhầy).

 

Emollients

Khi da khô sẽ dẫn đến tình trạng nứt nẻ và kết vảy, để lại những vết nứt nhỏ giữa các tế bào da. Emollients sẽ lấp đầy các khe hở này, mang lại một bề mặt mịn màng hơn và thậm chí ngăn ngừa được kết cấu thô ráp đó ngay từ đầu.

Chất làm mềm và kem dưỡng ẩm đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau, vì hầu hết các loại kem dưỡng ẩm đều chứa thành phần có chức năng như chất làm mềm. Một số chất làm mềm thông thường để tìm kiếm trong nhãn thành phần bao gồm dimethicone, cetyl alcohol, squalane và bơ hạt mỡ.

 

korean-skincare

 

Humactents

Đây là thành phần quyền lực có trong kem dưỡng ẩm, thay vì chỉ làm đầy hoặc khóa ẩm, chúng còn tạo ra độ ẩm cho da. Humectants thu hút độ ẩm từ môi trường xung quanh và cũng giúp hút độ ẩm từ các lớp biểu bì sâu hơn để giúp cấp ẩm bề mặt - phần dễ bị tổn thương nhất của nó. Về cơ bản, chất giữ ẩm làm việc như một chất làm tăng hàm lượng nước trong da. Một số chất giữ ẩm chính là axit hyaluronic, glycerin và aloe vera.

Các phân tửhumactents có trọng lượng nhẹ vì thế rất phù hợp với da dầu, sử dụng vào ban ngày và khi thời tiết oi bức và serum dưỡng ẩm.

  

fcbc017d645c3e7d6d38babcb455d596

 

Occlusives

Nếu emollients làm da mịn màng và humactents thu hút độ ẩm, bạn còn cần thêm gì nữa? Vấn đề ở đây là vì độ ẩm dễ dàng bị biến mất trên da, do đó, bạn cần các thành phần để giúp niêm phong tất cả mọi thứ. Đó là lí do vì sao chúng ta cần occlusives.

Chúng hoạt động như mộtchiếc “ổ khóa” trên bề mặt của da để hạn chế việc mất độ ẩm. Chúng khóa tất cả các phân tử hydrat hóa có sẵn của da cũng như giữ toàn bộ dưỡng chất ẩm từ các bước skincare trước. Sáp ong, lecithin và lanolin alcohollà những nguyên liệu điển hình chứa occlusives. Song vì trọng lượng phân tử của chúng nặng hơn 2 loại thành phần kể trên nên chúng lại có khả năng gây breakout cho những người thuộc loại da dễ nổi mụn, chúng sử dụng tốt nhất khi thuộc da khô hoặc vào ban đêm.

 

moisturizer-apply

 

Hiểu được những lợi ích khác nhau của ba loại thành phần này cực kỳ hữu ích khi quyết định mua một loại kem dưỡng phù hợp loại da và vấn đề đang mắc phải. Loại kem hoàn hảo nhất là nên chứa đủ cả 3 loại thành phần. Khi ấy, làn da bạn sẽ được cung cấp một vòng tròn dưỡng ẩm trọn vẹn nhất có thể. Tùy thuộc vào loại da và mục tiêu, bạn chỉ cần tìm một sản phẩm có nồng độ loại chất cao thấp khác nhau để điều trị đúng cách.

 

Top
Top