• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Cô giáo kiến trúc 'hóa' fashionista nhờ các bài giảng thời trang

Thu Nguyệt
trangdtbtn@gmail.com
01/05/2023 16:00 GMT+7

Thạc sĩ, giảng viên Dương Vân giảng dạy chính về chuyên ngành đồ họa tại trường Đại học Kiến trúc. Khi được giao giảng dạy nhiều giờ hơn về mỹ thuật ứng dụng trong thời trang cô đã thay đổi các thói quen thời trang của mình để tự định hướng chính mình đối với môn học. Dần dà, các đồng nghiệp học trò cũng quen miệng gọi 'cô giáo fashionista'.

Chia sẻ với phóng viên, 'cô giáo fashionista' cho biết: "Thời trang là một ngành nghề và cũng là một môn học đặc thù. Bất cứ ai khi làm cũng đều phải hướng cho mình một tư duy thời trang riêng biệt và thể hiện được phong cách thời trang cá nhân. Người dạy về thời trang cũng vậy. Sẽ rất khó khi bạn nói về thời trang mà lại không bộc bạch được "ngôn ngữ" của thời trang. Mọi người sẽ nhìn bạn và tự hỏi, đâu là thông điệp thời trang của bạn".

Cô giáo kiến trúc "hóa" fashionista nhờ các bài giảng thời trang - Ảnh 1.

Dạy mỹ thuật ứng dụng trong thời trang, Dương Vân mong truyền được cảm hứng thời trang qua các bài học và qua phong cách thời trang của chính mình cho sinh viên.

Từ một giảng viên trong môi trường làm việc khá "khô cứng" là kiến trúc, xây dựng, cô đã thay đổi mình và từng bước xây dựng phong cách thời trang cá nhân trở thành một người làm thời trang chuyên nghiệp bên cạnh vai trò là một giảng viên đại học. Yếu tố đầu tiên mà cô chọn để "bộc bạch ngôn ngữ thời trang" - như cô nói đó chính là màu sắc.

Cô giáo kiến trúc "hóa" fashionista nhờ các bài giảng thời trang - Ảnh 2.

Sinh ra trong một gia đình làm nghề thời trang, Vân được tiếp xúc với thời trang từ nhỏ, vì thế mà cô rất "thấm" những ngôn ngữ của thời trang qua từng loại vải, họa tiết.

Những màu sắc rõ ràng, rực rỡ chính là lựa chọn của cô giáo Dương Vân. Màu vàng tươi, màu đỏ, màu hồng - những gam màu nữ tính và cũng là màu sắc của các loại hoa trong thiên nhiên sẽ giúp các cô gái yêu thời trang nói lên nhiều điều về cá tính của họ, về sự ngọt ngào, lãng mạn và cả về sự mạnh mẽ, cô chia sẻ như vậy.

Cô giáo kiến trúc "hóa" fashionista nhờ các bài giảng thời trang - Ảnh 3.

Nữ giảng viên cho rằng thời trang không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà nó còn có sức mạnh nội tâm - truyền cảm hứng tích cực cho người xung quanh.

Sinh ra trong cái nôi của người mẹ làm nghề thiết kế và may đo áo dài, từ tấm bé Vân đã sờ chạm lên các chất liệu vải vóc, phụ mẹ đơm, thêu, đính cườm đá hoa … nên cô rất yêu sự biến chuyển, thay đổi của những chi tiết trang trí, đính kết trên các bề mặt vải. Đó cũng là lý do cô rất chịu khó phối kết trang phục và phụ kiện. Và phụ kiện chính là yếu tố thứ hai để nữ giảng viên "bộc bạch ngôn ngữ thời trang" như cô nói.

Cô giáo kiến trúc "hóa" fashionista nhờ các bài giảng thời trang - Ảnh 4.

Ngoài giờ dạy trên lớp nữ giảng viên còn chịu khó chia sẻ kiến thức, trải nghiệm và tình yêu thời trang của mình với các hội nhóm, cộng đồng thông qua những lớp học thời trang.

Cô chia sẻ: "Việc bạn phối mix trang phục và phụ kiện cũng giống như bạn vẽ một bức tranh. Cách bạn lựa chọn tone màu, chọn điểm chính phụ và tô điểm chúng chắc chắn sẽ chỉ để phụng sự cho một thông điệp nào đó. Mình phối đồ cũng vậy. Những hôm đi dạy, mình sẽ muốn truyền cảm hứng tích cực cho sinh viên. Những hôm đi chơi mình muốn dùng những gam màu và phụ kiện mình ưa thích - tăng sự trải nghiệm và tự tìm niềm vui cho chính mình. Còn những hôm đi họp hội đồng hay làm việc chuyên môn mình lại muốn dùng những set đồ tối giản để bày tỏ sự tập trung".

Cô giáo kiến trúc "hóa" fashionista nhờ các bài giảng thời trang - Ảnh 5.

Phong cách thời trang cá nhân sẽ góp phần cho bạn chỗ đứng và vị thế trong xã hội, nữ giảng viên thời trang chia sẻ.

Cô cũng khẳng định môi trường nơi cô làm việc tuy là môi trường "cứng nhắc" toàn những hình vẽ khô khan, số liệu nhàm chán, thông số kỹ thuật "khó nhằn" song những người xung quanh đều là các nghệ nhân, nghệ sĩ, họa sĩ có tiếng, có thương hiệu đình đám. 

Giảng viên Dương Vân và các học viên thời trang sau giờ học.

Thế nên cô rất ý thức định hình phong cách thời trang, đó không chỉ là điều tất yếu trong nghề, trong các bài giảng cô đang nỗ lực truyền tải mà còn là cách để cô tạo ra dấu ấn riêng của mình trong mắt các đồng nghiệp.

Cô giáo kiến trúc "hóa" fashionista nhờ các bài giảng thời trang - Ảnh 7.

Trang phục là cách bạn thổ lộ với cả thế giới về phong cách, cá tính riêng của mình. Chúng ta muốn tạo dựng phong cách riêng cho mình thì càng cần hiểu rõ bản thân hơn.

Dương Vân kể mẹ của cô là người phụ nữ đẹp có phong cách rất quý phái sang trọng. Bởi vậy, cô cũng ảnh hưởng được sự tinh tế của mẹ rất nhiều trong việc lựa chọn chất liệu, họa tiết và màu sắc, phụ kiện khi mặc trang phục. 

Cô giáo kiến trúc "hóa" fashionista nhờ các bài giảng thời trang - Ảnh 8.

"Cô giáo fashionista" với bộ đồ thanh lịch và phong cách trong một buổi trò chuyện về thời trang.

Càng giảng dạy về thời trang cô càng cảm nhận được sự xuyên suốt trong tư duy về thời trang. Khi chia sẻ các bài giảng thời trang với sinh viên của mình cô cũng nhấn mạnh về sự bồi dưỡng bền bỉ, cần thiết, liên tục về thẩm mỹ thời trang và cách tạo dựng lịch sử thời trang cá nhân đối với từng nhà thiết kế. Kiến thức thời trang là yếu tố thứ ba để nữ giảng viên "bộc bạch ngôn ngữ thời trang".

Cô giáo kiến trúc "hóa" fashionista nhờ các bài giảng thời trang - Ảnh 9.

Màu sắc và phụ kiện cũng là công cụ để các tín đồ "phát" đi thông điệp của mình.

Nhờ các ngôn ngữ thời trang bộc bạch mà qua phong cách của mình, cô đã khiến mọi người có thể cảm nhận được nhiều phần về tính cách thân thiện hòa nhã của cô. Cô cũng cho thấy được là một người rất yêu văn hóa qua việc sử dụng họa tiết đặc trưng hay phụ kiện. 

Cô giáo kiến trúc "hóa" fashionista nhờ các bài giảng thời trang - Ảnh 10.

Nữ giảng viên Đại học Kiến trúc trong một show thời trang lớn.

Với năng khiếu mix màu sắc và độ vừa vặn cân đối đến từng centimet bởi tố chất sẵn có của người làm nghề thiết kế đồ họa, cô hay được mọi người đùa vui nhưng cũng là lời khen chân thật: "Dương Vân ơi! Tại sao em có thể mặc suốt 30 ngày đẹp mà không ngày nào giống ngày nào nhỉ?".

Cô giáo kiến trúc "hóa" fashionista nhờ các bài giảng thời trang - Ảnh 11.

Thời trang là cách để phụ nữ làm mới mình dễ dàng nhất.

Yêu thời trang là một điều dễ dàng và tự nhiên song để có được gu thẩm mỹ thời trang và xây dựng được phong cách thời trang cá nhân lại là một việc không hề dễ. Để có thể làm tốt được điều đó thì phải hình thành thói quen và tư duy về thời trang. 

Tư duy và kiến thức thời trang sẽ là công cụ đắc lực tạo ra thần thái của thời trang.

Chính nhờ bí quyết này mà nữ giảng viên trường Đại học Kiến trúc đã bắt nhịp với thế giới thời trang một cách nhuần nhuyễn và nhanh chóng. Bất cứ nơi nào đi qua cô đều thể hiện được thần thái để lên hình một cách thật tự nhiên. Các shoot ảnh chụp đều là ảnh đời thường và cũng là phong cách streetstyle ấn tượng của riêng cô đối với những người xung quanh…

Ảnh: NVCC

Top
Top