• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

7 bệnh ngoài tai cần lưu ý

18/07/2016 11:28 GMT+7

Nghiêm trọng không thua kém bệnh viêm tai trong, các bệnh viêm tai ngoài nếu không được điều trị tích cực sẽ gây nhiễm trùng tai, nặng sẽ dẫn đến hoại tử.

Bài: BS. CKI Tai Mũi Họng Đỗ Tấn Vinh – (PKĐK Vigor Health)

 

14-16010GS5404U

 

1. Tụ máu vành tai

Chấn thương đụng dập này thường thấy ở wrestler (vật) và boxer (đấm bốc). Tiêu biểu, khi tai sưng nề, máu tụ to ra và làm mất các đường cong vành tai. Tụ máu này ngăn nuôi dưỡng sụn và là cơ địa gây hoại tử và nhiễm trùng tai. Biến chứng chính yếu là biến dạng tai hình bông cải, do mất sụn. Các biến dạng nhỏ khác do nhiễm trùng hay mô xơ.

Mục đích điều trị chủ yếu là ngăn ngừa biến dạng. Trước tiên, chích tế lớp da trên khối máu tụ bằng lidocain 1%. Rạch bằng dao số 15 (có thể dùng kim ruột lớn, nhưng thỉnh thoảng không được do máu tụ đã hình thành). Kế tiếp, rửa ổ máu tụ bằng nước muối. Cuối cùng ép khoang máu tụ lại bằng gạc cuộn (dental roll)và chỉ nylon 4.0. gạc cuộn ép vết thương và ngăn tái hình thành máu tụ. Dùng kháng sinh chống staphylococcus, tháo gạc cuộn sau một tuần.

 

cau tao tai-01

 

2. Viêm màng sụn vành tai

Perichondritis và chondritis là nhiễm trùng màng sụn và sụn vành tai. Những nhiễm trùng này thường do rách vành tai, mặc dù không do nguyên nhân nhiễm trùng, viêm đa sụn tái phát (relapsing polychondritis), cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường hay bệnh làm tổn thương vi mạch máu. Nhiễm trùng hiện diện với sưng đỏ đau vành tai.

Điều trị bắt đầu bằng phẫu thuật gọt bỏ phần sụn chết, truyền tĩnh mạch kháng sinh chống vi khuẩn hiếu khí và yếm khí. Kháng sinh uống ít hiệu quả hơn.

 

3. Keratitis obturant

Cũng được biết là cholesteatoma ống tai ngoài, là bệnh ít gặp. Nghe kém dẫn truyền doda trở nên dày, lột thành lớp hay đóng ở ống tai ngoài (gồm cả màng nhĩ) khi quan sát dưới kính hiển vi. Đau do hủy xương ống tai.

Nhỏ tai bằng steroids giúp làm chậm diễn tiến, và dùng metrotraxate cũng được tán thành. Tuy nhiên, nên thường xuyên lấy các mô vụn từng đợt để ngăn đọng dịch (ví dụ do mồ hôi hay tắm) kèm với viêm tai ngoài tái phát. Bệnh này thường kèm với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, và viêm xoang.

 

eY5FBV7

 

4. Bỏng lạnh tai ngoài

Diễn tiến từ tím đến thiếu máu gây tái, phù nề tạo bóng nước, và cuối cùng gây hoại tử mô. Nhiệt độ < 10 gây ngưng dẫn truyền thần kinh cảm giác và vì thế gây đau. Điều trị gồm nhanh chóng làm ấm lại.

 

5. Viêm tai ngoài

Là bệnh thường gặp ảnh hưởng đến da ống tai ngoài, gồm viêm ống tai ngoài cấp và viêm ống tai ngoài mạn, có thể khu trú hay lan tỏa, mạn hay cấp. Thường có bệnh sử chấn thương ống tai trước hay tiếp xúc với nước, vì thế có thuật ngữ  “swimmer’s ear”. Các tình trạng cơ  địa khác gồm mất lớp bảo vệ tai, ngâm ướt tai hay quá ẩm, và tắc nghẽn tuyến. Bệnh này được điều trị tùy theo từng trường hợp.

Viêm ống tai ngoài cấp chủ yếu do vi trùng (P. aeruginosa, S. aureus), còn gọi là “tai của người bơi lội (swimmer’s ear)”. Điều trị theo bốn nguyên tắc: làm sạch ống tai ngoài thường xuyên, kháng sinh tại chỗ, giảm đau và hướng dẫn phòng ngừa. Trường hợp ống tai sưng nặng, đặt bấc tẩm kháng viêm, rút sau 2 - 7 ngày.

Viêm ống tai ngoài mạn do vi trùng, nấm, các bệnh da. Người bệnh luôn có cảm giác ngứa thường xuyên. Khám thấy da khô, dễ bong, dày, có thể chảy nhầy. Điều trị bằng cách: Làm sạch ống tai ngoài thường xuyên; kháng sinh tại chỗ; steroids tại chỗ; điều trị ngoại khoa nhằm làm rộng ống tai, tái tạo da; hướng dẫn phòng ngừa ngằm ngăn ngừa viêm tai ngoài tái phát bằng cách hạn chế tối thiểu chấn thương và tránh tiếp xúc với nước. Dùng phòng ngừa thuốc nhỏ có tính acid hay 70% alcohol.

 

tai35

 

6. Viêm tai ngoài ác tính

Viêm tai ngoài ác tính chỉ tình trạng tai nhiễm pseudomonas tiến triển và hoại tử (mặc dù staphylococcus cũng là vi khuẩn gây bệnh ít gặp). Nhiễm trùng không chỉ ở da mà còn ở lớp mô sâu và xâm lấn vào trong dọc theo sàn ống tai gây viêm tủy xương. Sự lan ống ra sau và vào trong xâm lấn đến xương chủm, dây thần kinh mặt, và nền sọ. Bệnh nhân điển hình gồm lớn tuổi, tiểu đường, đau tai dữ dội và phù nề vành tai. Khám thấy mô hạt ở chỗ nối sụn xương ống tai ngoài.

Điều trị bắt đầu bằng kiểm soát tiểu đường. Làm sạch ống tai hay khoét rỗng xương chủm có thể cần. Nên truyền mạch sớm kháng sinh chống pseudomonas. Đáp ứng với điều trị có thể xác định bằng giảm đau tai, nhưng tử vong đối với bệnh có vẻ như nhẹ này đến 50%.

 

7. Nấm tai

Triệu chứng tương tự như viêm tai ngoài, tuy nhiên triệu chứng ngứa tai thường gặp hơn đau tai. Khám ống tai dễ dàng biết nhờ thấy các sợi nấm. Ẩm ướt, nóng, vệ sinh kém, và suy giảm miễn dịch dường như góp phần phát triển bệnh. Thường gặp là aspergillus abicans, aspergillus niger, và candida albicans.

Điều trị bắt đầu bằng làm sạch ống tai. Nên dùng thuốc kháng nấm tại chỗ như bột nystatin, cresylate, bột acid boric 4%, cồn boric 3%, candibiotic hay tím gentian 1%. Dùng thuốc nhỏ tai cortisporin hay các loại kháng khuẩn khác có thể làm bệnh nặng thêm.

 

Làm sạch ráy tai
Do ráy tai có tính acid nên nó ổn định vi khuẩn và vi nấm. Nếu màng nhĩ bị ráy tai đóng, nên làm sạch ráy tai. Nên thực hiện ở cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng. Thường thích dùng nước bơm rửa, đặt biệt ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ thủng màng nhĩ, không bao giờ được bơm rửa. Nên nghi ngờ thủng nhĩ dựa trên bệnh sử, chảy mủ hôi, chảy máu. Dùng dụng cụ lấy ráy (spoon), tuy nhiên da ống tai dễ trầy và chảy máu. Những vết xước nhỏ có thể gây đau nhiều. Nếu không thể lấy ráy tai đóng chặt, nên khuyên bệnh nhân nhỏ dầu khoáng chất hay corticoids mỗi ngày trong một tuần để làm mềm ráy tai. Nên lấy ráy tai dưới kính phóng đại (kính lúp hoặc kính hiển vi).
Top
Top