Xét xử phúc thẩm vụ tham ô khi sửa ụ nổi 83M: Giảm án cho các bị cáo

06/02/2015 20:26 GMT+7

(TNO) Ngày 6.2, tại TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, TAND Tối cao đã đưa vụ án tham ô ụ nổi 83M ra xét xử phúc thẩm. Cả 3 bị cáo kháng cáo đều được giảm án.

(TNO) Ngày 6.2, tại TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, TAND Tối cao đã đưa vụ án tham ô ụ nổi 83M ra xét xử phúc thẩm. Cả 3 bị cáo kháng cáo là Phạm Bá Giáp, Trần Văn Quang và Trần Bá Hùng đều được giảm án.

3 bị cáo kháng cáo trong vụ tham ô ụ nổi M83Ba bị cáo trong phiên tòa phúc thẩm vụ tham ô khi sửa chữa ụ nổi 83M
Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử cho rằng trong vụ việc này Trần Hải Sơn (nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) là chủ mưu, các bị cáo còn lại đều làm theo sự chỉ đạo của Sơn.
Ngoài ra, tại cấp xét xử sở thẩm kết luận các bị cáo tham ô trên 3,4 tỉ đồng trong khi kết quả giám định độc lập của Bộ Công thương vào tháng 9.2012 chỉ có 2,95 tỉ đồng. Trong phiên xét xử sơ thẩm, cấp này không chứng minh giám định của Bộ Công thương là sai nên Hội đồng xét xử chấp nhận đơn kháng cáo của các bị cáo: Phạm Bá Giáp (nguyên giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân), Trần Văn Quang (nguyên phó trưởng phòng Kế hoạch thị trường của Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), Trần Bá Hùng (nguyên phó trưởng bộ phận Chế tạo vỏ, Nhà máy Hyundai Vinashin).
Trên những kết quả này, Hội đồng xét xử đồng ý giảm án cho các bị cáo kháng cáo mỗi bị cáo là 2 năm tù giam. Ngoài ra, các bị cáo phải liên đới bồi thường cho Vinalines số tiền 800 triệu đồng.
Theo bản án sơ thẩm, tháng 3.2008, Vinalines mua ụ nổi 83M từ Nga, sau đó ụ nổi 83M được sửa chữa tại Nhà máy tàu biển Hyundai-Vinashin (Khánh Hòa).
Bị cáo Trần Hải Sơn, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, được Vinalines giao nhiệm vụ và ủy quyền cho ký, thanh toán các hợp đồng sửa chữa ụ nổi 83M. Trong tháng 8.2008, Trần Hải Sơn tiến hành ký hợp đồng với Phạm Bá Giáp (giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân) về việc sửa chữa một số công việc phần sắt hàn, kẽm chống ăn mòn, phần van, ống, máy… của ụ nổi 83M, tổng giá trị hợp đồng là hơn 8,7 tỉ đồng. Đây là hợp đồng phụ, còn trước đó ụ nổi này đã được phía Nhà máy Hyundai-Vinashin sửa chữa.
Khi hợp đồng được ký, Hải Sơn cùng Trần Văn Quang (Phó trưởng phòng Kế hoạch thị trường của Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), Trần Bá Hùng (Phó trưởng bộ phận Chế tạo vỏ, Nhà máy Hyundai Vinashin) đã bàn bạc, thỏa thuận gửi giá và nâng khống khối lượng vật tư thi công, rồi nhờ Phạm Bá Giáp cho mượn tư cách pháp nhân Công ty TNHH Nguyên Ân ký và thanh quyết toán hai hợp đồng để tham ô hơn 3,6 tỉ đồng. Trong vụ án này Trần Hải Sơn tham ô 2,2 tỉ đồng.
Tại phiên sơ thẩm, Trần Hải Sơn khai tham ô để làm quà biếu các sếp. Trong vụ án này, Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines có vai trò liên quan vì đã nhận 150 triệu đồng quà biếu từ Trần Hải Sơn.
Kết thúc sơ thẩm, Trần Hải Sơn bị tuyên 20 năm tù giam; cấp dưới của Sơn là Trần Văn Quang 18 năm tù; Trần Bá Hùng 17 năm tù và Phạm Bá Giáp 15 năm tù giam, cùng về tội “Tham ô tài sản”. Ngoài ra, Hội đồng xét xử còn buộc các bị cáo hoàn trả cho Vinalines số tiền trên 3,4 tỉ đồng đã nhận tham ô, trong đó Trần Hải Sơn phải hoàn trả nhiều nhất với số tiền hơn 2 tỉ đồng.
Sau phiên sơ thẩm, các bị cáo Giáp, Quang và Hùng đã kháng cáo.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.